Mặc dù vậy, áp lực từ bên bán vẫn đang đè nặng, khi lượng hàng kẹp vẫn còn khá lớn sau các phiên bắt đáy. Thị trường cần thời gian để hấp thụ lượng cổ phiếu này mới có thể bứt phá lên những vùng giá cao hơn.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 24,04 điểm (+2,7%), lên 924,86 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 8,2% lên 20.612 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 4,2% lên 862 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 3,96 điểm (+3,9%), lên 105,75 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 8,9% xuống 2.494 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm 18,4% xuống 184 triệu cổ phiếu.
Với việc thị trường hồi phục thì gần như toàn bộ các nhóm ngành chính đều tăng điểm trở lại.
Trong đó, nhóm dịch vụ tiêu dùng tích cực nhất trong tuần với mức tăng 5,6%, chủ yếu nhờ sự đóng góp của trụ cột VJC (+8,6%).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh 8,2% với VCB (+5%), CTG (+4,4%), BID (+6%), MBB (+3,6%), TCB (+2,9%), STB (+0,8%), ACB (+7,4%), SHB (+1,3%). Chỉ còn VPB (-0,23%), HDB (-2,6%), TPB (-3,42%).
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng hồi phục với SSI (+4,5%), HCM (+9,1%), VCI (+10,1%), VND (+6,4%), MBS (+3,3%), SHS (+6%)...
Ở chiều ngược lại, điểm nhấn thuộc về 2 cổ phiếu ngành thép lớn là HSG và NKG với một tuần giao dịch ác mộng.
Như đã nêu trên, sàn HOSE tuần này các mã giảm lớn nhất đáng kể là NKG và HSG. Khi cả 2 đón nhận thông tin kết quả kinh doanh quý III/2018 sụt giảm mạnh, và gây sốc cho nhà đầu tư.
Cụ thể thì NKG đạt doanh thu 3.472 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế chỉ còn 733 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 206 tỷ đồng.
Đối với HSG, kết quả còn ảm đạm hơn, khi đại gia ngành thép này ghi nhận kết quả lỗ 102 tỷ đồng, trong khi quý III/2017 vẫn có lãi 200 tỷ đồng.
Đáng chú ý là tính đến ngày 30/9/2018, nợ vay của HSG tiếp tục tăng, trong đó nợ vay ngắn hạn tăng từ 9.015 tỷ lên 10.880 tỷ, dư nợ vay dài hạn tăng từ 2.836 lên 3.462 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác là TTF. Bất chấp việc thông báo sẽ tiến hành M&A với Công ty Sứ Thiên Thanh theo hình thức hoán đổi cổ phiếu tỷ lệ 8,21:1, thì trong tuần này đã bị bán mạnh, kết hợp với kết quả kinh doanh quý III/2018 yếu kém.
Theo đó, mặc dù doanh thu trong quý này của TTF đạt 333,7 tỷ đồng, tăng gần 37% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận lỗ hơn 33 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ còn có lãi nhẹ hơn 3,2 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 26/10- 2/11:
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động giảm (%) |
FIR |
21.5 |
30.05 |
39,77 |
NKG |
11.1 |
8.63 |
-22,25 |
ACL |
21 |
29 |
38,10 |
TTF |
4.75 |
3.83 |
-19,37 |
JVC |
2.62 |
3.28 |
25,19 |
TIX |
34.5 |
27.9 |
-19,13 |
ATG |
1.76 |
2.14 |
21,59 |
HSG |
10 |
8.21 |
-17,90 |
SVI |
40.9 |
47.5 |
16,14 |
ICF |
1.69 |
1.39 |
-17,75 |
UDC |
4.56 |
5.28 |
15,79 |
SBV |
24.8 |
20.8 |
-16,13 |
HVG |
5.7 |
6.5 |
14,04 |
HCD |
7.44 |
6.25 |
-15,99 |
NTL |
9.8 |
11 |
12,24 |
TGG |
8 |
7.1 |
-11,25 |
LBM |
29 |
32.5 |
12,07 |
ABT |
44 |
39.5 |
-10,23 |
BRC |
8.2 |
9.09 |
10,85 |
CLG |
3.19 |
2.87 |
-10,03 |
Ngược lại, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý là FIR, khi có tuần thứ 2 liên tiếp là mã tăng mạnh nhất HOSE với cả 5 phiên đều tăng kịch trần.
Như vậy, tính từ ngày chào sàn 18/10 đến nay với giá tham chiếu 12.000 đồng/cổ phiếu, thì mã này đã có 12 phiên giao dịch đều duy trì sắc tím khi đóng cửa. Tổng cộng tăng 150,4%.
Tuy nhiên thì thanh khoản khá thấp, khi tuần qua chỉ có trên dưới 10.000 đơn vị khớp lệnh/phiên. Trong tuần đầu tiên giao dịch còn thấp hơn, khi duy trì trên dưới 2.500 đơn vị khớp lệnh/phiên.
JVC được nhà đầu tư đón nhận tích cực với thông tin thay đổi Chủ tịch HĐQT là một người Nhật, ông Hosono Kyohei kể từ ngày 23/10/2018.
HVG mà là một trong số những penny HOT nhất tuần này khi công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV niên độ 2017-2018 với doanh thu 1.599 tỷ đồng, giảm 51% so với quý 3/2017.
Tuy nhiên thì lợi nhuận sau thuế lại đạt gần 366 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 575 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng/giảm đáng chú ý nhất là SRA, sau chuỗi phiên tăng trần trước đó, mã này đã có dấu hiệu hạ nhiệt và chạm đỉnh cũ tháng 9/2018, mặc dù tuần qua chưa có thêm thông tin nào mới đáng kể ảnh hưởng.
Có thể đây là áp lực bán chốt lời khi mà thị trường có xu hướng hồi phục. Tuần trước, mã cổ phiếu này lọt Top 10 mã tăng tốt nhất sàn khi + 14,5%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 26/10- 2/11:
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động giảm (%) |
CVN |
6.4 |
10.1 |
57,81 |
VTS |
17 |
10.2 |
-40,00 |
PCN |
3.4 |
5 |
47,06 |
KSK |
0.3 |
0.2 |
-33,33 |
MPT |
2.8 |
3.7 |
32,14 |
LBE |
18 |
13.2 |
-26,67 |
TPP |
12.5 |
15.9 |
27,20 |
PSW |
8.5 |
6.9 |
-18,82 |
DTD |
14 |
17.2 |
22,86 |
SRA |
75 |
61 |
-18,67 |
PPY |
14.3 |
17.2 |
20,28 |
HLY |
13 |
10.6 |
-18,46 |
KDM |
3.2 |
3.7 |
15,63 |
DC4 |
11 |
9 |
-18,18 |
CET |
3.2 |
3.6 |
12,50 |
TXM |
16.5 |
13.5 |
-18,18 |
MAS |
44.6 |
50 |
12,11 |
ITQ |
4.3 |
3.6 |
-16,28 |
TNG |
15.8 |
17.7 |
12,03 |
VMS |
5.7 |
4.8 |
-15,79 |
Trên UpCoM, cổ phiếu đáng chú ý nhất là CEN, khi đã có cả 5 phiên đều giảm mạnh, trong đó có 3 phiên giảm sàn đã đưa thị giá cổ phiếu này về ngưỡng 20.000 đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 26/10- 2/11:
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 26/10 |
Giá ngày 2/11 |
Biến động giảm (%) |
PCM |
2.1 |
3.3 |
57,14 |
CDR |
11.5 |
6.9 |
-40,00 |
VIM |
4.2 |
6.3 |
50,00 |
TTR |
13 |
7.8 |
-40,00 |
YBC |
10.1 |
15.1 |
49,50 |
FRM |
14 |
8.5 |
-39,29 |
PMT |
3.6 |
5 |
38,89 |
CEN |
32 |
20.5 |
-35,94 |
VNI |
6.7 |
9 |
34,33 |
LAI |
9.3 |
6 |
-35,48 |
GTS |
7.3 |
9.8 |
34,25 |
ATA |
0.6 |
0.4 |
-33,33 |
HEM |
15.6 |
20.9 |
33,97 |
V11 |
0.3 |
0.2 |
-33,33 |
TRS |
50.3 |
66.3 |
31,81 |
MVB |
3 |
2.1 |
-30,00 |
HIZ |
6.8 |
8.9 |
30,88 |
CKA |
20 |
14.5 |
-27,50 |
CCM |
20.3 |
26.5 |
30,54 |
BCP |
9.5 |
6.9 |
-27,37 |