Theo đó, ông chủ Nhà Trắng đã ban hành một sắc lệnh nhằm ngăn chặn những nỗ lực của Broadcom (trụ sở tại Singapore) nhằm thâu tóm Qualcomm (có trụ sở tại California, Mỹ) - nhà sản xuất chip điện tử cho các thiết bị di động hàng đầu thế giới như Apple, Samsung...
Thương vụ có thể trị giá tới 117 tỷ USD nếu diễn ra thành công sau khi các cổ đông của Qualcomm bỏ phiếu quyết định "bán mình" vào tháng 4 tới.
CFIUS là ủy ban gồm đại diện đến từ các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Thương mại, Năng lượng và An ninh nội địa của Mỹ
CFIUS có nhiệm vụ đánh giá các thương vụ nước ngoài đề xuất mua lại tài sản tại Mỹ để đảm bảo chúng không đe dọa tới an ninh quốc gia.
Trước đó Broadcom đã khẳng định sẽ chuyển trụ sở về Mỹ trong đầu tháng 4/2018 để đảm bảo các vấn đề pháp lý cho thương vụ M&Alịch sử này.
Tuy nhiên Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) cho rằng, thương vụ này tồn tại những mối đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ.
Theo CFIUS, Broadcom đã vi phạm các định của Mỹ.
Phía Broadcom thì cho rằng, đó không nên là lý do cản trở thỏa thuận vì Broadcom không có ý định thâu tóm Qualcom trước khi chính thức chuyển trụ sở về Mỹ và là doanh nghiệp Mỹ.
Cũng từ yêu cầu của CFIUS, Qualcomm đã phải hoãn cuộc bỏ phiếu ban đầu dự kiến diễn đầu tháng 3 sang tháng 4 và bây giờ là chính thức hủy bỏ.
Nếu không vướng phải các vấn đề pháp lý và thành công thì đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ. Một khi Broadcom - Qualcomm kết hợp lại, sẽ tạo ra một nhà cung cấp chip được sử dụng trong hơn 1,5 tỷ smartphone dự kiến sẽ được bán trên khắp thế giới trong năm 2018