Nhà Trắng cho biết con số này nhiều hơn số tiền quyên góp của tất cả các quốc gia khác cộng lại và đánh dấu chỉ là sự khởi đầu trong nỗ lực của Tổng thống Joe Biden trong việc vận chuyển vắc xin đi khắp thế giới.
Mỹ đã vận chuyển 111.701 liều đến hơn 60 quốc gia, chủ yếu thông qua hệ thống phân phối vắc xin quốc tế COVAX nhưng cũng kết hợp với các tổ chức như Liên minh châu Phi và Cộng đồng Caribe (CARICOM).
Trong đó, những nước nhận vắc xin chính bao gồm Indonesia, Philippines, Colombia, Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và Nam Phi.
"Tính đến ngày hôm nay, Mỹ đã vận chuyển hơn 110 triệu liều vắc xin của Mỹ đến 65 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới", Tổng thống Biden nói trong bài phát biểu hôm 3/8.
Việc thúc đẩy chia sẻ vắc xin trên toàn cầu là một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng của bất kỳ biến thể nào trong tương lai mà các chuyên gia y tế toàn cầu cảnh báo có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch vắc xin.
Tổng thống Biden đã chỉ ra trong bài phát biểu của mình rằng việc chia sẻ vắc xin với các quốc gia khác là vì "lợi ích quốc gia của chúng tôi" và chỉ ra rằng biến thể delta có khả năng lây truyền cao đến từ nước ngoài.
"Tôi đã rất rõ ràng về điều đó, rằng chúng ta cần phải tấn công loại virus này trên toàn cầu, không chỉ tại nước Mỹ. Việc làm này cũng là vì lợi ích của nước Mỹ. Virus không biết ranh giới. Chúng ta không thể xây một bức tường đủ cao để tránh virus. Không có bức tường nào đủ cao hoặc đại dương đủ rộng để giúp chúng tôi an toàn khỏi Covid-19 ở các quốc gia khác”, Tổng thống Biden cho biết.
Tổng thống Biden cho biết các liều vắc xin Pfizer đầu tiên trong số 500 triệu liều vắc xin Pfizer mà chính quyền đã đặt hàng để phân phối toàn cầu sẽ bắt đầu được giao vào cuối tháng 8. Trong số đó, 200 triệu liều dự kiến sẽ xuất xưởng vào năm 2021, 300 triệu liều còn lại sẽ xuất xưởng vào năm 2022.
Trước đó, Tổng thống Biden đã công bố cam kết hỗ trợ 500 triệu liều vắc xin tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh vào tháng 6 như một phần của nỗ lực thu hút sự đóng góp bổ sung từ các đồng minh.
Trong phát biểu hôm 3/8, Tổng thống Biden nói rằng Mỹ cần "chứng minh rằng các nền dân chủ có thể mang lại và rằng Mỹ có thể làm điều đó bằng cách dẫn đầu các nỗ lực để quản lý đại dịch trong nước và giúp các quốc gia khác bằng những nỗ lực của riêng họ chống lại virus.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với COVAX, các đối tác khu vực như Liên minh châu Phi và CARICOM và các đối tác khác để đảm bảo các vắc xin này được phân phối theo cách công bằng và tuân theo dữ liệu khoa học và sức khỏe cộng đồng. Đây là một khoảnh khắc có một không hai trong lịch sử, nó đòi hỏi sự lãnh đạo của người Mỹ, khoa học và sự khéo léo, kiên trì, và chúng tôi đang chứng minh rằng chúng tôi có thể mang lại kết quả cho mọi người trên khắp thế giới”, theo tuyên bố của Nhà Trắng hôm 3/8.
Mặt khác, nhiều cơ quan phi chính phủ khác nhau bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIC), Viện Y tế Toàn cầu của Đại học Duke (DHGI) và Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) đã viết một bức thư ngỏ gửi chính quyền Biden hôm thứ Ba (3/8) kêu gọi Mỹ tăng cường nỗ lực hỗ trợ vắc xin trên toàn cầu.