Ông Koh Poh Tiong (ngoài cùng bên trái) và ông Bennett Neo (ngồi giữa) trả lời câu hỏi của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.

Ông Koh Poh Tiong (ngoài cùng bên trái) và ông Bennett Neo (ngồi giữa) trả lời câu hỏi của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.

Tổng giám đốc Sabeco (SAB): "Không có áp lực thì sẽ không có kim cương"

0:00 / 0:00
0:00
Ông Neo Gim Siong Bennett, Tổng giám đốc Sabeco đánh giá, 2021 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức với Tổng công ty. Tuy nhiên, “không có áp lực thì sẽ không có kim cương”.

Nếu như năm 2020 được miêu tả bằng một màu sắc, đó sẽ là màu gì?

Đây là câu hỏi mà Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB) dùng để mở đầu phần chia sẻ của mình trong Báo cáo thường niên năm 2020 vừa được công bố.

Hầu hết mọi người có lẽ sẽ gọi đó là màu “xám” do hậu quả của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, sự suy giảm đời sống kinh tế - xã hội, cùng các thiên tai hình thành từ biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu.

Ở Sabeco, doanh nhân 52 tuổi, quốc tịch Singapore này nhìn thấy hy vọng, cơ hội, sự sẻ chia và nhiều điều không chỉ là màu “xám” trong năm 2020.

“Chúng tôi nhìn thấy màu “đỏ” khi ra mắt ra bia Lạc Việt, nhìn thấy màu “xanh” khi ra mắt bia Saigon Chill, nhìn thấy màu “vàng kim” khi tái ra mắt sản phẩm bia Saigon Gold được đóng gói trong bao bì phiên bản giới hạn bắt mắt với hình dáng thỏi vàng”, ông Bennett Neo miêu tả về bức tranh xanh, đỏ, vàng kim của Sabeco trong năm vừa qua.

Kết quả, dù lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty này thấp hơn cùng kỳ 8% (đạt hơn 4.900 tỷ đồng), nhưng lại vượt kế hoạch 52%, tương đương khoảng 1.685 tỷ đồng.

“Với kết quả kinh doanh vừa đạt được, tôi có thể tự hào nói rằng, chúng ta đã vượt qua năm 2020 một cách ngoạn mục và thậm chí còn tốt hơn cả kỳ vọng”, ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT Sabeco nói về các hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Tổng công ty, trước các tác động của tin đồn không đúng sự thật, sản phẩm bia nhái và sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ cùng ngành, cũng như ảnh hưởng từ Nghị định 00/2019/NĐ-CP.

“Không bỏ cuộc” là cụm từ được cả Chủ tịch và Tổng giám đốc Sabeco không ngừng nhắc tới.

Trong khi ông Koh Poh Tiong nói rằng, “chúng ta đã vượt qua bằng cách sát cánh cùng nhau, chiến đấu cùng nhau, quan tâm chăm sóc lẫn nhau và điều quan trọng nhất là chúng ta đã không bỏ cuộc”, thì Tổng giám đốc Bennett Neo kỳ vọng “với tinh thần quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc của Sabeco, tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ mở ra một năm 2021 tươi sáng hơn, cùng nhau vươn lên và vượt qua bất kỳ thử thách nào, vì không có áp lực thì sẽ không có kim cương”.

Thực tế, 2020 là một năm cực kỳ khó khăn đối với Sabeco.

Ngoài những ảnh hưởng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay tác động từ đại dịch Covid-19 như hầu hết các doanh nghiệp trong ngành, Tổng công ty này còn phải đương đầu với những tin đồn thất thiệt rằng, Sabeco là công ty của Trung Quốc lan truyền từ cuối năm 2019.

Kéo theo đó, sản lượng tiêu thụ năm 2020 thấp hơn năm 2019 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có liên quan đến tin đồn vừa nêu.

Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Sabeco.
Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Sabeco.

Ngành sản xuất kinh doanh bia sẽ tiếp tục gặp vấn đề và rủi ro như tiêu thụ bia giảm, nếu Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trong năm 2021 cùng với việc tăng giá của nguyên vật liệu.

Thị trường tiêu thụ bia sẽ trắc trở hơn với 00/2019/NĐ-CP và Nghị định số 24 về quảng cáo rượu, bia cùng xu hướng tiêu dùng các nhãn hiệu bia cận cao cấp (chưa phải thế mạnh ở thời điểm hiện tại của Sabeco) tiếp tục phát triển trong dài hạn.

Sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất bia được dự đoán tiếp tục diễn ra gay gắt nhằm giành thị phần cao hơn.

Hiện, đồ uống có cồn tại Việt Nam phải chịu ba loại thuế là thuế nhập khẩu (từ 5 đến 80% tùy FTA), thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng ở mức 50% lên 65% từ năm 2018).

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ được tổ chức vào ngày 28/4 tới, HĐQT Sabeco sẽ trình cổ đông các tờ trình bãi nhiệm 2 thành viên HĐQT theo đề xuất của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với ông Nguyễn Tiến Dũng và ông Lương Thanh Hải.

Hai cá nhân được bầu bổ sung là ông Lê Thanh Tuấn (sinh năm 1979) và bà Ngô Minh Châu (sinh năm 1988).

Ông Tuấn hiện là Trưởng ban đầu tư 4 tại SCIC từ năm 2015 đến nay và đương nhiệm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên; Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Điện tử và tin học Việt Naam; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Điện máy.

Còn bà Ngô Minh Châu là chuyên viên Ban đầu tư 3 tại SCIC và đang là Thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần thuốc Ung thư Benovas.

Tính đến cuối năm 2020, Sabeco có 2 cổ đông lớn là Công ty TNHH Vietnam Beverage và SCIC với tỷ lệ sở hữu lần lượt là hơn 53,5% và 36%.

Tối 16/04, Tập đoàn đồ uống lớn nhất Thái Lan - ThaiBev, công ty mẹ của Sabeco thông báo, sẽ hoãn thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với công ty con BeerCo tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore do các điều kiện thị trường không thuận lợi, phần vì đại dịch Covid-19.

ThaiBev thành lập BeerCo để quản lý toàn bộ mảng kinh doanh bia của Tập đoàn. BeerCo phụ trách việc sản xuất, phân phối và kinh doanh các thương hiệu bia Chang, Archa và Federbrau ở Thái Lan và là công ty mẹ gián tiếp của Sabeco tại Việt Nam thông qua Vietnam Beverage.

Hồi tháng 2, ThaiBev cho biết sẽ tách BeerCo thành một công ty độc lập bằng cách IPO.

 Nếu kỳ vọng thu về 2 tỷ USD từ thương vụ IPO này trở thành hiện thực, BeerCo được định giá tương đương 10 tỷ USD.

Tin bài liên quan