(ĐTCK) “Tôi nhìn thấy nhu cầu lớn cũng như tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam”.
TS. Michael Krakowski, Cố vấn trưởng của Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô GIZ tại Việt Nam chia sẻ với ĐTCK như vậy nhân dịp sắp bước sang năm mới 2013.
Sau một thời gian tư vấn, hợp tác với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), ông có nhận xét gì về tiềm năng của thị trường trái phiếu tại Việt
Nam
?
Thị trường trái phiếu tại Việt
Nam
, bao gồm cả trái phiếu chính phủ lẫn trái phiếu doanh nghiệp đều có nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu so sánh với các quốc gia khác, thị trường trái phiếu trong một thời gian ngắn đã trở thành một trong những thị trường tài chính quan trọng tại Việt
Nam
. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ đã hỗ trợ đầu tư công và đầu tư tư nhân, cũng như hỗ trợ ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa, nhờ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Cũng không nên quên là: thị trường trái phiếu phát triển là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp thị trường mở của ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả. Trong tương lai gần, nhu cầu đầu tư công và hỗ trợ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp quốc doanh cũng như cấp vốn cho khu vực tư nhân, chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Do đó, tôi nhìn thấy nhu cầu lớn cũng như tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường trái phiếu tại Việt
Nam
.
Thị trường trái phiếu Việt
Nam
hiện có tính thanh khoản rất thấp. Theo ông, Việt
Nam
phải làm gì để cái thiện thanh khoản trên thị trường thứ cấp?
Một thị trường trái phiếu tăng trưởng nhanh, kể cả đối với trái phiếu chính phủ lẫn trái phiếu doanh nghiệp đều chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn và cần thiết phải có sự phát triển bền vững, cả về mặt thanh khoản, độ an toàn cũng như quản trị rủi ro. Hơn nữa, các điều kiện vĩ mô, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn trên thị trường thế giới và trong nước đã ảnh hưởng rất nhiều đến các điều kiện khung của thị trường trái phiếu.
Thị trường trái phiếu sơ cấp ở Việt
Nam
mặc dù có nhiều vấn đề, nhưng đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Ngược lại, thị trường thứ cấp vẫn còn kém phát triển và chưa đủ tính thanh khoản. Các cơ quan liên quan của Việt Nam, như Bộ Tài chính, UBCK, Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực thi hàng loạt biện pháp và cũng đang đề xuất rất nhiều biện pháp khác để tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu. Các cơ quan này cũng đã nỗ lực để cải thiện các điều kiện khung pháp lý, ví dụ ban hành nghị định phát hành trái phiếu và quy chế giao dịch trái phiếu, thiết lập một sàn giao dịch tại HNX, cải thiện cơ cấu các sản phẩm nợ thông qua việc phát hành trái phiếu theo lô lớn, chương trình hoán đổi trái phiếu, cũng như tăng cường mối liên thông giữa HNX và nghiệp vụ thị trường mở của NHNN (bước đầu tiên là niêm yết và giao dịch tín phiếu kho bạc tại HNX). Việc cho ra đời các sản phẩm mới cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị và trong tương lai, chức năng thanh toán tiền cho các giao dịch trái phiếu sẽ được đảm nhận bởi NHTW. Chúng tôi nhìn nhận đây là những bước đi hết sức quan trọng và đúng đắn.
GIZ đã và đang hỗ trợ theo khả năng của mình cho một số hoạt động như dự thảo các quy chế, xây dựng chương trình hoán đổi trái phiếu, hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới và chuyển đổi hệ thống thanh toán trái phiếu.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, ổn định vĩ mô là điều kiện tiên quyết để có được một thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh và có thanh khoản tốt.
Nếu so với thị trường trái phiếu của Đức thì thị trường trái phiếu Việt
Nam
mới ở giai đoạn nào? Ở Đức, Chính phủ có công khai việc sử dụng vốn từ trái phiếu và hiệu quả sử dụng loại vốn này?
Người Việt
Nam
thường nói là “mọi sự so sánh đều khập khiễng”. Thị trường trái phiếu tại Đức, bao gồm thị trường sơ cấp, thứ cấp hay là thị trường phái sinh, kể cả các hoạt động như phát hành, giao dịch, lưu ký, bù trừ và thanh toán, bao gồm cả mô hình thanh toán CCP (đối tác thanh toán trung tâm) đều đã trải qua thời gian dài phát triển. Lãi suất trái phiếu Đức (tức là chi phí huy động vốn cho ngân sách) đạt mức thấp nhất trên thế giới. Điều này thể hiện mức độ hiệu quả của thị trường trái phiếu tại Đức.
Như tôi đã nói trên, thời gian phát triển của thị trường trái phiếu tại Việt
Nam
khi so sánh với các nước khác là tương đối ngắn. Việt
Nam
vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi và cũng là một nền kinh tế mới nổi. Do đó, Việt
Nam
cần phải có một thời gian dài để có thể xây dựng được một thị trường trái phiếu phát triển bền vững và thanh khoản tốt ở mọi lĩnh vực, bao gồm các sản phẩm nợ mới và các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, bao gồm cả mô hình CCP.
Tại Đức, mọi người đều có thể có được các thông tin rõ ràng và đầy đủ được đăng trên website của Bộ Tài chính và Sở GDCK Frankfurt. Các thông tin bao gồm thông tin về phát hành, giao dịch và việc sử dụng trái phiếu chính phủ tại Đức.
Một số năm trước, trên thế giới diễn ra xu hướng hợp nhất, sáp nhập các sở GDCK. Tại Việt Nam, ý tưởng hợp nhất 2 Sở GDCK cũng đã được đặt ra để Bộ Tài chính nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, trước tình trạng khủng hoảng tài chính kéo dài như hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, chính việc sáp nhập các sở GDCK khiến việc chống đỡ trước khủng hoảng của nhiều thị trường tài chính suy giảm. Trong bối cảnh hiện nay, theo ông, TTCK Việt
Nam
có nên xúc tiến sớm việc hợp nhất 2 sở GDCK không?
Đúng là trong những năm gần đây có rất nhiều sở GDCK trên thế giới đã sáp nhập và hợp nhất. Đợt sáp nhập lớn nhất đã từng được dự kiến là giữa Sở GDCK New York (NYSE) và Sở GDCK Frankfurt năm ngoái, tuy nhiên lại không nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh của Liên minh châu Âu.
Bất cứ sự sáp nhập nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm do các quan điểm khác nhau của các cơ quan quản lý, của các thành viên thị trường, cũng như bản thân các sở giao dịch. Tuy nhiên, cuối cùng, thị trường sẽ là nơi kiểm chứng liệu sự sáp nhập có thành công hay không. Điều này cũng sẽ đúng với Việt
Nam
.
GIZ là một tổ chức hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển bền vững. Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô GIZ tại Việt
Nam
- thay mặt Bộ Hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) - hỗ trợ phát triển các định chế kinh tế thị trường tại Việt
Nam
. Chương trình gồm có ba hợp phần, hoạt động trên ba lĩnh vực chính: Chính sách kinh tế xã hội, Tài chính công và Phát triển hệ thống tài chính. Các đối tác chính của Chương trình bao gồm Viện Nghiên cứu kinh tế và quản lý trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. TS. Michael Krakowski là Cố vấn trưởng của Chương trình. |