Tọa đàm "Sẵn sàng thương mại hóa 5G để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam"

0:00 / 0:00
0:00
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Sẵn sàng thương mại hóa 5G để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam” bắt đầu từ 9h00 sáng 4/4 tại Tòa soạn Báo Đầu tư, 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Tọa đàm tập trung thảo luận những vấn đề nóng về thương mại hóa 5G như Việt Nam đã sẵn sàng để thương mại hóa 5G? Điều kiện cần và đủ để Việt Nam thương mại hóa 5G thành công? Đâu là cơ hội và thách thức khi Việt Nam chính thức cấp phép cho các nhà mạng thương mại hóa 5G?...

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời:

+ Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM);

+ Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar;

+ Ông Nguyễn Thanh Sơn, Sáng lập và Chủ tịch MVV Academy.

Sáng 4.4, các diễn giả trao đổi trực tuyến từ Trường quay Báo Đầu tư, Tòa soạn 47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Sáng 4.4, các diễn giả trao đổi trực tuyến từ Trường quay Báo Đầu tư, Tòa soạn 47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Chương trình được phát trực tiếp trên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn và fanpage chính thức của Báo điện tử Đầu tư, cũng như Báo điện tử VIR – www.vir.com.vn. Quý độc giả, quý doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi cho các diễn giả thông qua phần bình luận ở bài viết này, hoặc trên fanpage của Báo điện tử Đầu tư khi phát trực tiếp.

Hai năm qua, có thể nói công nghệ 5G đã phát triển nhanh chóng và vượt xa các dự báo ban đầu của nhiều công ty công nghệ. 5G đang thay đổi hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Với các mạng 5G thương mại phục vụ người tiêu dùng đã được triển khai trên toàn cầu, làn sóng mở rộng 5G tiếp theo sẽ mang lợi ích của tính di động, tính linh hoạt, độ tin cậy và bảo mật nâng cao tới cho mọi loại hình doanh nghiệp. Kỷ nguyên của kinh doanh được 5G hỗ trợ đã tới - và cùng với đó là rất nhiều cơ hội hoàn toàn mới dành cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Việt Nam không nằm ngoài “quỹ đạo 5G” của thế giới và bắt nhịp rất nhanh, thuộc top những nước đầu tiên triển khai thử nghiệm 5G. Cuối năm 2020, cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone, Viettel đã bắt đầu hành trình 5G của mình bằng việc lần lượt công bố thử nghiệm dịch vụ 5G tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và sau đó liên tiếp mở rộng ra các thành phố lớn khác.

Đến hết năm 2021, mạng 5G đã được ba nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone thử nghiệm thương mại tại 16 tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong bối cảnh Việt Nam đang có hoài bão phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, 5G kỳ vọng sẽ đóng vai trò nền tảng thông qua tăng cường kết nối băng rộng, cải thiện vùng phủ sóng nông thôn, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách số, phát triển công nghiệp 4.0 và gia tăng đóng góp của lĩnh vực truyền thông số vào GDP của Việt Nam. Một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là phát triển nền kinh tế số, dự kiến sẽ đóng góp 7% GDP vào năm 2025 và 7,5% vào năm 2030.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt mục tiêu sẽ chính thức cấp phép thương mại hoá 5G trong năm 2022 và sớm phủ sóng đến các khu công nghiệp công nghệ cao; khu vực cho nhu cầu, đây là quyết tâm của ngành thông tin và truyền thông trong việc đưa Việt Nam đồng hành với các nước đi đầu về 5G.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong những bước chuẩn bị cuối cùng để chính thức cấp phép cho các nhà mạng trên thương mại hóa 5G ngay trong năm 2022 này.

Tuy nhiên, để thương mại hóa 5G thành công, vẫn còn đó bài toán cần được giải. Theo các chuyên gia, để có thể thương mại hóa 5G nhanh hơn, Việt Nam cần các yếu tố như băng tần phải đủ, công nghệ 5G phải chín muồi và đa dạng dịch vụ 5G, thiết bị đầu cuối phải nhiều và rẻ.

Đầu tư cho hạ tầng 5G cũng đang là vấn đề đang được quan tâm. Có thể thấy, trong bối cảnh chi phí đầu tư tăng cao, doanh thu viễn thông suy giảm, thì bài toán đầu tư 5G không hề đơn giản. Thắt chặt chi tiêu, đầu tư sử dụng chung hạ tầng, mạng lưới đang là giải pháp để các nhà mạng bước đầu thực hiện tại Việt Nam.

Đó mới chỉ là một trong nhiều giải pháp của bài toán này bởi giảm chi phí đầu tư còn nằm ở việc lựa chọn công nghệ, sử dụng thiết bị nước ngoài hay tự sản xuất, tối ưu các chi phí về thị trường, nguồn nhân lực… Đó sẽ là những vấn đề mà các nhà mạng cần phải tính toán kỹ hơn trong thời gian tới.

Tin bài liên quan