Tình trạng cạn kiệt thanh khoản toàn cầu đang quay trở lại thị trường

Tình trạng cạn kiệt thanh khoản toàn cầu đang quay trở lại thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các tài sản rủi ro có thể gặp rắc rối khi việc bơm thanh khoản không thường xuyên từ các ngân hàng trung ương toàn cầu, vốn đang thúc đẩy thị trường phục hồi trong những tháng gần đây đã kết thúc.

Trong một báo cáo được công bố vào Chủ nhật (12/2), chiến lược gia Matt King của Citi đã chỉ ra các biện pháp can thiệp trong những tháng gần đây do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thực hiện, cũng như thay đổi các mục trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi đã bổ sung gần 1.000 tỷ USD cho dự trữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Quy mô bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương (Mỹ, EU, Nhật và Anh)

Quy mô bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương (Mỹ, EU, Nhật và Anh)

“Nguồn gốc của đợt tăng rủi ro năm nay nằm ở các kỹ thuật khó hiểu thúc đẩy thanh khoản của ngân hàng trung ương. Tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng hầu hết việc tăng dự trữ đã được thực hiện. Điều này ngụ ý rằng câu chuyện trong phần còn lại của năm nay sẽ trở lại là câu chuyện về tình trạng cạn kiệt thanh khoản và rủi ro suy yếu”, chiến lược gia Matt King cho biết.

Các thị trường tài chính trên toàn cầu đã sôi động kể từ tháng 10 khi các nhà đầu tư xem yếu tố lạm phát chậm lại là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương đang tiến gần đến giai đoạn cuối của các chiến dịch thắt chặt, bất chấp những tuyên bố từ các nhà hoạch định chính sách rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Theo chiến lược gia Matt King, khoản tăng dự trữ trị giá 1.000 tỷ USD giúp thị trường cổ phiếu hồi phục 10%, chênh lệch tín dụng cấp đầu tư thắt chặt 50 điểm cơ bản và chênh lệch các trái phiếu lãi suất cao thắt chặt 200 điểm cơ bản.

Đã có 4 điều đáng chú ý giải thích cho sự hồi phục đột biến này. Tại Mỹ, việc giảm sử dụng hoạt động repo đảo ngược qua đêm của Fed và tiền được giữ trong tài khoản chung của Bộ Tài chính đã được đẩy vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự sụt giảm số dư dự trữ bắt đầu vào tháng 12/2021.

Tương tự, các chính phủ châu Âu đã rút hàng trăm tỷ euro tiền gửi từ tài khoản của họ tại ECB kể từ tháng 8 nhằm củng cố thanh khoản. Tại Nhật Bản, dự trữ đã tăng khoảng 200 tỷ USD do chương trình kiểm soát đường cong lợi suất của ngân hàng trung ương, trong khi ở Trung Quốc, các hoạt động bơm thanh khoản liên tục của ngân hàng trung ương lên tới khoảng 400 tỷ USD chỉ trong tháng 12/2022.

“Được xem xét riêng lẻ và từ tháng này sang tháng khác, hoặc thậm chí hàng quý, những chuyển động này có vẻ giống như những chuyển động gây nhiễu. Tuy nhiên, đó là những chuyển động tương ứng với diễn biến tích cực với các tài sản rủi ro”, ông cho biết.

Mặc dù rất khó để đánh giá bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương sẽ phát triển như thế nào trong tương lai, chiến lược gia Matt King cho biết, việc bơm thanh khoản không thường xuyên này có thể đã hoàn tất, mặc dù ông thừa nhận rằng triển vọng đối với bảng cân đối kế toán của Fed nói riêng vẫn không chắc chắn do vấn đề trần nợ ở Mỹ.

“Khi những thay đổi trong các mục ít quan trọng nhất trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương có thể dễ dàng lên tới hàng trăm tỷ đô la, thì chúng thường lớn hơn những thay đổi về thanh khoản của khu vực tư nhân và chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc”, ông cho biết.

Tin bài liên quan