Mcredit được khách hàng tin dùng vì đem đến nhiều trải nghiệm thuận tiện, mới mẻ

Mcredit được khách hàng tin dùng vì đem đến nhiều trải nghiệm thuận tiện, mới mẻ

Tín dụng tiêu dùng “bung lụa”, dần đẩy lùi tín dụng đen

(ĐTCK) Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính càng có cơ hội tiếp cận với người dân mạnh mẽ, góp phần phát triển nền tài chính lành mạnh.

Một trong những giải pháp khơi thông dòng vốn được Nhóm Diễn đàn kinh tế tư nhân tổng kết đề xuất lên Chính phủ mới đây là khuyến khích các hình thức tín dụng đa dạng nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cho vay tiêu dùng dễ dàng hơn.

Đẩy lùi tín dụng đen, muốn chưa thể “sạch”

Chia sẻ tại tọa đàm chuyên đề Vốn - Tài chính trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra cuối tháng 8/2018, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, được tiến hành nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.

Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu vào cho tín dụng đen hiện huy động khá dễ dàng do nhiều người có tâm lý không muốn gửi ngân hàng để cho vay ngoài lãi suất cao hơn.

Song đây cũng là nguồn gốc của những vụ việc đổ bể gần đây liên quan đến các đường dây huy động vốn lãi suất cao, cho vay lại, sập tiệm và bỏ trốn được cơ quan công an liên tục điều tra và công bố.

Còn về phía người đi vay, theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đối tượng đi vay thường không am hiểu về tín dụng và pháp luật, muốn nhanh gọn nên dễ bị kẻ xấu rủ rê, lợi dụng. Do lãi suất rất cao, thời gian trả nợ nhanh, họ thường không có khả năng thanh toán, rơi vào tình trạng cùng quẫn và tiếp tục dấn sâu vào tín dụng đen để bù đắp các khoản nợ.

Đáng lo ngại hơn cả là những bất ổn do tín dung đen gây ra. Các đối tượng cho vay thường áp dụng các hình thức “xã hội đen” để đòi nợ, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Để xử lý các hoạt động tín dụng đen, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (Điều 201) đã quy định cụ thể về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, trong đó có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đồng thời có thể bị xử tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tích cực thực hiện tái cơ cấu hệ thống theo Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân và doanh nghiệp. Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, các công ty tài chính tiêu dùng hiện nay hoạt động được pháp luật cấp phép, bảo vệ. Điều này tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay dễ dàng và an toàn hơn.

Tín dụng tiêu dùng nhiều cơ hội “bung lụa”

Khác với tiếp cận tín dụng ngân hàng phải thực hiện khá nhiều thủ tục, đặc biệt là yêu cầu về tài sản đảm bảo, với các khoản vay tiêu dùng, người dân chỉ cần khai báo một số thông tin cơ bản như thông tin nhân thân, tình trạng cư trú, việc làm và cung cấp tối thiểu một số giấy tờ như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu/bằng lái xe để các công ty tài chính có thể xác định chính xác nhu cầu và khả năng vay của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phê duyệt phù hợp. Lãi suất cho vay được đưa ra đa dạng, dựa vào khẩu vị rủi ro của từng nhóm khách hàng khác nhau.

Đặc biệt, gần đây, nhiều công ty tài chính tiêu dùng đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ trong việc nắm bắt nhu cầu, tiếp cận và gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó gia tăng khả năng cho vay thành công.

Đơn cử, tại Mcredit, trên Fanpage và website của Công ty đều có mục đăng ký vay trực tuyến. Ngoài ra, Fanpage Mcredit còn có tính năng “Live chat” giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu thông tin, tham khảo các sản phẩm và dịch vụ cũng như giải đáp thắc mắc khi sử dụng dịch vụ vay.

Bên cạnh tận dụng công nghệ, công ty này cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới để gia tăng năng lực phục vụ khách hàng. Mạng lưới cho vay của Mcredit hiện phủ sóng tại 52 tỉnh/thành với 852 điểm tư vấn dịch vụ.

Người dân từ 18 đến 60 tuổi, có thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên là các khách hàng tiềm năng của các công ty tài chính tiêu dùng như Mcredit với số tiền cho vay từ 2 đến 100 triệu đồng.

Dư địa khai thác còn lớn nhưng với nhiều tên tuổi xuất hiện trên thị trường gần đây nên các công ty tài chính tiêu dùng cũng phải gia tăng năng lực cạnh tranh và phục vụ khách hàng ngày càng tốt. Đây chính là những lợi thế rất lớn của tín dụng tiêu dùng so với tín dụng đen.

Theo ông Vũ Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), ngoài tiếp cận khoản vay dễ dàng, khách hàng còn được công ty tài chính cung cấp nhiều hỗ trợ. Chẳng hạn, trong trường hợp mất khả năng trả nợ, khách hàng có thể trao đổi với công ty tài chính để được hỗ trợ, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như bị áp lãi suất cao hoặc bị phạt, bị vỡ nợ, người dân cần lưu ý đọc kỹ các điều khoản về hợp đồng trước khi ký.

Đặc biệt, các điều khoản liên quan đến lãi suất, số tiền vay, thời gian vay, số tiền phải trả hàng tháng, ngày trả nợ. Nếu có vướng mắc gì, người dân nên trao đổi ngay với nhân viên tư vấn hoặc liên hệ ngay với công ty tài chính qua số hotline để được giải đáp thắc mắc kịp thời.