“Tín dụng là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt để phục vụ khách hàng, chứ không phải là một nghiệp vụ cho vay thông thường”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đó là chia sẻ của bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank xunh quanh câu chuyện tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank trao đổi với báo chí

Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank trao đổi với báo chí

có thể cho biết về tình hình tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm và những quyết sách, hoạch định nào để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024?

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đã trao đổi, nền kinh tế hiện có nhiều tín hiệu tốt, tuy nhiên diễn biến trên thị trường cho thấy doanh nghiệp và người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Theo chủ trương được NHNN giao, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Agribank năm 2024 là 12,5%. Với quy mô tín dụng của Agribank hiện nay gần 1,6 triệu tỷ đồng thì tỷ lệ tăng trưởng 12,5% là rất lớn.

Theo đó, Agribank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngay từ đầu năm và thay đổi lớn nhất đó là Ngân hàng thay đổi tư tưởng từ Trụ sở chính cho đến các Chi nhánh là “tín dụng là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt để phục vụ khách hàng, chứ không phải là một nghiệp vụ cho vay thông thường”. Đến hết 30/6, tăng trưởng tín dụng của Agribank đã đạt được hơn 40.000 tỷ đồng, trong đó hơn 50% dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Trong 6 tháng cuối năm, mục tiêu của Agribank đặt ra tăng trưởng tín dụng tối thiểu 10%. Agribank có đặc thù dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 62 - 65% và lĩnh vực này có tính chất mùa vụ, thường tập trung tập trung tăng trưởng tín dụng vào 6 tháng cuối năm, do đó Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu đề ra là tối thiểu 10%. Để có thể đạt được mục tiêu này, Agribank sẽ tiếp tục tập trung đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh cũng là sứ mệnh của Agribank đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó tập trung vào các mảng có tăng trưởng cao như xuất khẩu nông, lâm, thủy sản...

Đồng thời, ngoài những chương trình tín dụng ưu đãi theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, ví dụ như gói nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng hay chương trình 30.000 tỷ đồng cho vay lâm, thủy sản, Agribank đang triển khai 9 chương trình tín dụng ưu đãi đối với tất cả các thành phần kinh tế, từ các tập đoàn, tổng công ty, khách hàng lớn, các lĩnh vực ưu tiên. Agribank đã và đang triển khai quyết liệt hoạt động cho vay trong toàn hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra.

Gói tín dụng dành cho ngành lâm, thủy sản hàng đang được giải ngân rất tốt. Hoạt động cho vay này sẽ được Agribank tiếp tục triển khai với quy mô như thế nào trong thời gian tới?

Chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm thủy sản được triển khai từ năm 2023 với quy mô ban đầu theo chủ trương của Chính phủ và NHNN là 15.000 tỷ đồng, trong đó Agribank cũng đã đăng ký tham gia là 3.000 tỷ đồng. Đến tháng 12/2023, Agribank đã triển khai giải ngân đủ 3.000 tỷ đồng đăng ký và sang đầu năm 2024, Agribank chủ động đề xuất với NHNN tiếp tục cho Ngân hàng được triển khai chương trình này.

Agribank đã đăng ký tăng quy mô chương trình lên 8.000 tỷ đồng, tức là tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Đến nay, Agribank đã giải ngân được hơn 7.000 tỷ đồng. Với tín hiệu phục hồi tích cực của lĩnh vực lâm, thủy sản, Agribank cho vay theo chuỗi từ người nuôi trồng cho đến các đơn vị chế biến, thu mua xuất khẩu, do đó, sau khi giải ngân hết quy mô chương trình 8.000 tỷ đồng, Agribank vẫn sẽ tiếp tục đề nghị NHNN tăng thêm quy mô chương trình hoặc hoặc chủ động xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi để triển khai.

Một số chương trình cho vay ưu đãi lãi suất Agribank chủ động triển khai
Một số chương trình cho vay ưu đãi lãi suất Agribank chủ động triển khai

có thể chia sẻ thông tin về hoạt động cho vay của Ngân hàng liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội?

Agribank đã rất tích cực và chủ động tiếp cận khách hàng khi tham gia triển khai gói 120.000 tỷ đồng. Đến nay đã tham gia 11 dự án với số tiền tham gia là hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân hơn 600 tỷ đồng.

Hiện Agribank cũng đang tiếp cận 11 dự án khác với nhu cầu vay khoảng 5.000 tỷ đồng. Gần đây nhất, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN tiếp tục giảm lãi suất vay cho người mua nhà, trước đây là giảm 2%, hiện giảm thêm 1% nữa, tổng là 3%. Đây là mức lãi suất rất ưu đãi. Thực sự là với lãi suất cho vay bình quân của Big4 (4 ngân hàng có vốn nhà nước) đã rất thấp và giảm thêm 3% nữa thì gần như chúng tôi không có lãi ở lĩnh vực cho vay đối với người mua nhà.

Một vấn đề cũng được thị trường rất quan tâm hiện nay đó là triển khai đăng ký sinh trắc học theo Quyết định 2345. Bà có thể cho biết kết quả cho đến thời điểm hiện nay?

Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến hành thu thập sinh trắc học trên ứng dụng và hỗ trợ thu thập tại quầy để triển khai Quyết định 2345 từ ngày 01/7/2024.

Agribank là Ngân hàng thương mại Nhà nước có mạng với lưới rộng khắp toàn quốc, với số lượng khách hàng lớn nhất hệ thống, đặc biệt là các khách hàng tại địa bàn hoạt động đặc thù là khu vực nông nghiệp, nông thôn nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay, số khách hàng đã đăng ký sinh trắc học là hơn 2 triệu tài khoản trong tổng số hơn 15 triệu tài khoản thanh toán, chiếm khoảng 15%. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống Agribank.

Có một vấn đề đã được Phó thống đốc thường trực NHNN trao đổi, việc thu thập sinh trắc học tại quầy phát sinh thêm các chi phí đối với các hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, Agribank sẽ cố gắng và dành mọi nguồn lực để triển khai tốt, triển khai có hiệu quả các chủ trương chính sách mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao.

Thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục thực hiện thu thập sinh trắc học trên 2 kênh là kênh điện tử và kênh tại quầy trên toàn quốc. Đặc biệt đối với địa bàn vùng sâu vùng xa, Agribank sẽ phải thực hiện hỗ trợ khách hàng thực hiện đăng ký thu thập sinh trắc học tại quầy.

Tin bài liên quan