Công khai, minh bạch thông tin tín dụng chính sách đến người dân

Công khai, minh bạch thông tin tín dụng chính sách đến người dân

Tín dụng chính sách: Cấu phần quan trọng trong các chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; trong đó, tín dụng chính sách là một cấu phần quan trọng.

Những con số biết nói

Tính đến 31/12/2023, tổng nguồn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đạt 352.066 tỷ đồng, tăng 49.532 tỷ đồng (+16,4%) so với năm 2022 và tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 331.924 tỷ đồng, tăng 48.576 tỷ đồng (+17,1%) với gần 6,845 triệu khách hàng còn dư nợ. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao, song điểm đáng chú ý là các chương trình mục tiêu quốc gia tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Vĩnh Long đã cho thấy cấu phần quan trọng của tín dụng chính sách xã hội.

Cụ thể, đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang, đến nay, có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 40/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 78,43%), số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại Vĩnh Long, có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 75/87 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 86,21%), số tiêu chí bình quân toàn tỉnh là 18,16 tiêu chí/xã.

Tương tự, Sóc Trăng có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 70/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 87,5%), số tiêu chí bình quân toàn tỉnh là 18,63 tiêu chí/xã.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cũng mang đến những thống kê ấn tượng khác. Cụ thể, tính đến cuối năm 2023, Hậu Giang có 7.016 hộ nghèo, giảm 2.720 hộ so với hồi đầu năm, chiếm tỷ lệ 3,49%; Vĩnh Long có 2.808 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2024 - 2025), giảm 1.439 hộ (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025), chiếm tỷ lệ 0,95% và 7.105 hộ cận nghèo (giảm 1.566 hộ), chiếm tỷ lệ 2,04%; Sóc Trăng có 8.526 hộ nghèo tại thời điểm đầu năm 2024 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025), giảm 6.793 hộ so với đầu năm 2023, chiếm tỷ lệ 2,54% và 21.653 hộ cận nghèo (giảm 4.589 hộ so với đầu năm 2023), chiếm tỷ lệ 6,46%.

Tìm hiểu các mô hình thoát nghèo từ đồng vốn chính sách

Tìm hiểu các mô hình thoát nghèo từ đồng vốn chính sách

“Để có được những thành quả trên là sự hưởng ứng tham gia sâu rộng của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và NHCSXH trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các nguồn lực đầu tư được tập trung để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần tích cực trong việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn”, Tổng giám đốc NHCSXH - ông Dương Quyết Thắng chia sẻ.

Đó là bức tranh riêng của 3 địa phương và bức tranh chung cũng cho thấy những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng. Cụ thể, tính đến ngày 6/3/2024, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 120.917 tỷ đồng dư nợ, chiếm 35,8% tổng dư nợ của NHCSXH, với hơn 2,3 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ đối với đối tượng vay vốn là hộ dân tộc thiểu số đạt khoảng 83.764 tỷ đồng, với hơn 1,6 triệu hộ còn dư nợ, chiếm 24,8% tổng dư nợ của NHCSXH; dư nợ bình quân mỗi hộ dân tộc thiểu số đạt gần 52 triệu đồng (dư nợ bình quân chung toàn quốc là 49,2 triệu đồng/khách hàng).

Dư nợ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đạt 299.253 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng dư nợ của NHCSXH. Trong đó, dư nợ tập trung vào một số lĩnh vực chính như nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 194.514 tỷ đồng (chiếm 65%); cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn (xây nhà ở; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường; giáo dục và đào tạo...) là 81.097 tỷ đồng (chiếm 27,1%); công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp là 13.766 tỷ đồng (chiếm 4,6%)...

Còn dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt khoảng 133.279 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ của NHCSXH với hơn 2,8 triệu hộ đang còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt 32.529 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ của NHCSXH với gần 556.000 hộ đang còn dư nợ.

Tiếp tục phối hợp, lồng ghép hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách

Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa miền núi, nông thôn và thành thị.

Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa miền núi, nông thôn và thành thị.

Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác do NHCSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng để phát triển sản xuất - kinh doanh, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tính đến ngày 30/4/2024, dư nợ cho vay tại khu vực này đạt 122.175 tỷ đồng, chiếm 35,3%/tổng dư nợ của NHCSXH với hơn 2,3 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ đối với đối tượng vay vốn là hộ dân tộc thiểu số đạt 85.857 tỷ đồng với hơn 1,6 triệu hộ còn dư nợ, chiếm 24,8% tổng dư nợ của NHCSXH; dư nợ bình quân mỗi hộ dân tộc thiểu số đạt hơn 53,5 triệu đồng (dư nợ bình quân chung toàn quốc là 50,3 triệu đồng/khách hàng).

Với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến ngày 30/4/2024, dư nợ ở khu vực này đạt 306.750 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng dư nợ của NHCSXH. Trong đó, dư nợ tập trung vào một số lĩnh vực chính như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 199.380 tỷ đồng (chiếm 65%); cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn (xây nhà ở; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường; giáo dục và đào tạo...) là 83.130 tỷ đồng (chiếm 27,1%); công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp là 14.100 tỷ đồng (chiếm 4,6%)...

Với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tại thời điểm 30/4/2024, dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt 133.617 tỷ đồng, chiếm 38,6% tổng dư nợ của NHCSXH với hơn 2,8 triệu hộ còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt 33.546 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ của NHCSXH với gần 556.000 hộ còn dư nợ.

Trong những năm tiếp theo, NHCSXH tiếp tục phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội; phối hợp hiệu quả các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời, Ngân hàng tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân đều biết, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ.

Tin bài liên quan