Cũng theo Vụ trưởng Vụ tín dụng NHNNN, tín dụng vào bất động sản trong thời gian qua đã đượ sàng lọc và đầu tư vào những dự án có hiệu quả. Vì vậy, lãnh đạo NHNN cũng nhận mạnh rằng, trước khi các ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án thì các dự án đó gần như hoàn tất được tất cả thủ tục và phát huy hiệu quả đầu ra.
Với các quy định “siết” vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ tháng 10/2019 theo ông Hùng cũng nhằm kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản, chứ không phải “siết” tín dụng bất động sản.
Quy định này áp dụng đối với khoản vay đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, không chỉ áp dụng riêng cho lĩnh vực bất động sản.
Với lộ trình gồm 3 giai đoạn đến năm 2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn giảm từ 40% hiện nay xuống còn 37% vào tháng 10/2020 và xuống 30% vào năm 2022.
NHNN sẽ kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hệ thống trước những thay đổi điều kiện kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Còn với quy định khoản vay mua bất động sản có số dư nợ trên 4 tỷ đồng, áp dụng hệ số rủi ro 150%, từ 1,5 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng áp dụng hệ số 100%, dưới 1,5 tỷ đồng, các khoản vay mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các dự án, chương trình hỗ trợ của Chính phủ áp dụng hệ số rủi ro 50% nhằm hướng tín dụng bất động sản vào nhu cầu thực của người dân, thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội (phân khúc đang thiếu nguồn cung).
Do đó, theo NHNN quy định Thông tư 22 không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản.