Tìm kiếm giải pháp phát triển logistics bền vững qua hội nhập quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 hướng đến giải pháp cho một trong những thách thức cấp bách nhất hiện nay - logistics bền vững.
Tìm kiếm giải pháp phát triển logistics bền vững qua hội nhập quốc tế

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024) sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.

Được tổ chức lần đầu vào năm 2023, sự kiện đã chào đón gần 25.000 lượt khách tham quan, cho thấy sức hút lớn của triển lãm đối với các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước.

Năm nay sự kiện VILOG 2024 trở lại với quy mô gồm 400 gian hàng từ hơn 300 công ty đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, thúc đẩy kết nối toàn cầu hệ thống logistics.

Các lĩnh vực chính của triển lãm bao gồm: Vận tải và giao nhận, kho thông minh và chuỗi cung ứng lạnh; máy móc - thiết bị xử lý vật liệu; ứng dụng công nghệ logistics; cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển, mang đến cái nhìn toàn diện về những tiến bộ, đổi mới trên các lĩnh vực xương sống của ngành logistics.

Đặc biệt, sự kiện có sự xuất hiện của các quốc gia lớn như: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Úc... Đây là cơ hội để khách tham quan, doanh nghiệp tiếp cận, khám phá các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ tiên tiến từ nhiều công ty hàng đầu trên toàn thế giới.

Trong thời gian diễn ra VILOG 2024 còn có một loạt hội thảo chuyên đề về logistics xanh sẽ được tổ chức. Tiêu biểu là hội thảo “Đào tạo kỹ năng xanh cho nhân lực ngành logistics - gắn kết với ESG” và hội thảo “Logistics xanh - Từ nhận thức tới hành động”, giúp người tham gia tiếp cận những hiểu biết nền tảng về khái niệm logistics xanh cũng như cách triển khai các hành động thiết thực.

Theo nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi. Ngành dịch vụ logistics đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thương mại nội địa và hoạt động xuất - nhập khẩu.

Tuy nhiên, ngành logistics cũng đối diện với nhiều lực cản như 90% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc ứng dụng logistics thông minh còn nhiều hạn chế. Việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu, chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển.

Tin bài liên quan