Trả lời:
Condotel hay còn gọi là căn hộ du lịch (căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng) hiện có tiềm năng sinh lợi lớn, nên được nhiều chủ đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, các văn bản pháp luật như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các văn bản liên quan khác chưa có quy định về loại hình bất động sản này, mà chỉ được quản lý chung chung, không cụ thể theo Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn khi quản lý condotel.
Hiện có hai vướng mắc pháp lý nổi bật trong quản lý condotel chưa được quy định rõ ràng là về sở hữu và về kinh doanh.
Vì thiếu căn cứ pháp lý, chính quyền các tỉnh, thành phố chưa thống nhất xác định condotel là loại hình nhà ở hay kinh doanh, đồng thời cũng không có căn cứ để biết có được phép cấp sổ đỏ cho condotel hay không. Nếu căn cứ theo Luật Đất đai 2013, thì condotel là đất thương mại, dịch vụ. Theo đó, người mua được phép chuyển nhượng khi hết thời gian sở hữu trên đất đó (khoảng 40 -50 năm) mà có nhu cầu thì được phép gia hạn, không khác gì ổn định lâu dài.
Khác với loại hình khách sạn, căn hộ chỉ có một chủ sở hữu, condotel có nhiều chủ sở hữu thứ cấp và nhu cầu lưu trú của họ ngắn hay dài là khác nhau, nhiều chủ đầu tư condotel muốn cho người mua sử dụng lâu dài, những vấn đề này pháp luật chưa điều chỉnh.
Về kinh doanh, condotel có nhiều thành phần tham gia kinh doanh, gồm: Chủ đầu tư toàn bộ dự án condotel, người mua từng căn hộ condotel riêng lẻ, người được toàn bộ các chủ căn hộ condotel thuê quản lý.
Việc có ba bên kinh doanh trên một sản phẩm condotel, nên quyền và nghĩa vụ với nhau ra sao, cơ sở nào để đảm bảo điều này khi có tranh chấp xảy ra vẫn là một câu hỏi chưa có giải đáp.
Do vậy, sự không rõ ràng này cũng là một rủi ro khi kinh doanh loại hình condotel khi không có căn cứ để giải quyết và chế tài bảo vệ quyền lợi cho các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com