Nhiều ý kiến cho rằng, nếu yêu cầu DNKT phải “có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, đồng thời có giá trị tài sản thuần trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính của ít nhất 2 năm liền kề trước năm đăng ký từ 5 tỷ đồng trở lên” thì một số DNKT không thể thay đổi vốn từ 2 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng ngay được và cũng không thể thay đổi BCTC của 2 năm gần nhất để đáp ứng được điều kiện này; nếu trường hợp giá trị tài sản thuần không đủ điều kiện có thể xem xét đến số dư bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; nếu cần quy định thì vốn điều lệ và giá trị tài sản thuần chỉ có thể từ 3 tỷ đồng trở lên. Với mức này, sẽ có 45 công ty trong diện xem xét. Bên cạnh đó, nên cân nhắc điều kiện phải có tối thiểu 5 khách hàng là tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết vì thông lệ thế giới không có quy định này. Điều kiện “kết quả kiểm toán không đạt yêu cầu theo đánh giá của UBCKNN…” là chưa phù hợp. Nên đưa ra yêu cầu cụ thể hơn về việc đánh giá kết quả kiểm toán và kết quả kiểm toán nên phải được đánh giá bởi 1 tổ chức khác khách quan và đầy đủ năng lực. Như vậy Hội đồng tư vấn nên có thành thành phần của Bộ Tài chính, UBCKNN, VACPA và DNKT.
Nhìn chung, theo dự thảo, tiêu chuẩn kiểm toán chấp thuận sẽ khó khăn hơn. Một số ý kiến cho rằng, nếu các điều kiện kiểm toán chấp thuận chặt quá sẽ không đủ KTV và DNKT chấp thuận để kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.