Ngân hàng Trung ương Anh sau 5 lần tăng lãi suất thời gian vừa qua, lại một lần nữa khẳng định sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ 5,75%/năm hiện nay lên mức 6%/năm vào cuối mùa hè này, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng có động thái tương tự khi chuẩn bị tăng lãi suất từ 4%/năm (mức kỷ lục từ trước tới nay) lên mức 4,5%/năm vào cuối năm nay.
Còn tại Việt Nam, mặc dù NHNN đã chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng từ năm 2004 khi lạm phát tăng nhưng chỉ gần đây, NHNN mới có những biện pháp rất quyết liệt khi tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi, đạt tỷ lệ 10%; đồng thời khống chế 3% dư nợ của các ngân hàng trong cho vay chứng khoán,…
Những động thái này cộng với việc liên tục sử dụng công cụ thị trường mở để hút vốn ngoài thị trường về NHNN cũng không nằm ngoài mục đích kiềm chế lượng tiền ngoài lưu thông để điều chỉnh lạm phát.
Trong phát biểu mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (NHNN) nhận định, lạm phát ở mức khá cao kéo dài 3 năm vừa qua đã đến lúc cần phải có cách ứng xử thận trọng hơn, bởi nếu để lạm phát cao kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế về mặt dài hạn.
Trên cơ sở lập luận này, ông Nghĩa cho rằng, việc xác định điều hành lạm phát thấp hơn tăng trưởng như thời gian vừa qua có thể phù hợp trong ngắn hạn nhưng không nên tiếp tục duy trì. Để hạ thấp lạm phát, giải pháp về mặt tiền tệ cần được chú trọng và áp dụng triệt để. Theo đó, NHNN phải giữ vai trò chính trong việc kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp tiền tệ của mình.
Hiện trên thế giới, việc ổn định giá trị đồng tiền đều do các Ngân hàng Trung ương mỗi nước chịu trách nhiệm. Đối với những nước đã phát triển cao, tỷ lệ lạm phát được đặt ra hầu hết ở mức dưới 3%/năm. Sở dĩ việc chọn lạm phát thấp làm mục tiêu ưu tiên, thậm chí được ưu tiên hơn cả tốc độ tăng trưởng bởi các nghiên cứu đã chứng minh rằng, một tỷ lệ lạm phát ổn định ở mức thấp sẽ giúp kinh tế tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Một số nghiên cứu tại Việt