Việt Nam tiếp nhận hồ sơ từ ngành sản xuất trong nước yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ với tháp điện gió nhập khẩu.

Việt Nam tiếp nhận hồ sơ từ ngành sản xuất trong nước yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ với tháp điện gió nhập khẩu.

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu

0:00 / 0:00
0:00
Cơ quan điều tra của Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc.

Theo đó, Cơ quan điều tra xác nhận Hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.

Theo quy định, trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.

Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm: Xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, cụ thể: công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm tháp điện gió trong từ năm 2019 đến năm 2022.

Ý kiến của doanh nghiệp về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc.

Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là ngày 31/8/2023.

Để đi đến quyết định áp dụng một biện pháp phòng vệ thương mại, các hiệp định của WTO quy định, nước nhập khẩu phải tiến hành một quy trình điều tra, đánh giá trên cơ sở thu thập thông tin từ các bên liên quan, trong đó có thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của nước ngoài và doanh nghiệp nhập khẩu.

Quy trình điều tra này có thể kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Nếu các đánh giá cho thấy các điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được đáp ứng, nước nhập khẩu mới có thể đưa ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Tại Việt Nam, quy trình điều tra này được cụ thể hóa trong Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan.

Hết năm 2022, Việt Nam đã tiến hành điều tra tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 01 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 02 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Riêng trong năm 2022, Bộ Công thương đã hoàn thành điều tra, rà soát và ra quyết định liên quan đến 06 vụ việc, trong đó có 05 vụ việc Bộ đã quyết định áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu.

Tin bài liên quan