(ĐTCK) Ngày 22/2, tức ngày Rằm tháng Giêng, hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ đi lễ. Dù năm nay, Ngân hàng Nhà nước không in tiền mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống, nhưng tại tại phủ Tây Hồ hôm nay, chỉ trong ít giờ nghỉ trưa, tiền lẻ đã rải kín Phủ.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu (rằm đầu tiên của năm mới) còn được gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại quê qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.
Trong dịp này, người dân cũng thường đến đền chùa để lễ Phật, dâng sao giải hạn, cầu mong bình an, sức khoẻ, hạnh phúc và làm ăn phát đạt trong năm mới.
Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy vậy, nhiều người đi lễ cho rằng đặt lễ hoặc cầu xin điều gì là phải cúng tiền. Và không phải ai cũng đặt tiền lễ đúng nơi quy định là các hòm công đức mà ngang nhiên bỏ thẳng lên ban thờ, kẹp vào đồ lễ, gắn ở chân tượng Phật, dắt vào kẽ tường...
(Click vào ảnh để xem kích thước lớn)
Trưa ngày 15/1 âm lịch, hàng nghìn người dân đã đổ về lễ phủ Tây Hồ, cúng rằm tháng Giêng
Ngoài lễ vật, nhiều người còn cúng thêm tiền lẻ
Ai ai cũng chuẩn bị tiền lẻ để vào lễ
Nhiều mâm đồ lễ có dâng cả tiền
Các mâm đồ lễ lớn không thể thiếu ... nhiều tiền lẻ
Vừa cầm tiền vừa ... khấn vái
Người này khấn còn người khác chuẩn bị tiền lễ ngay bên cạnh
Người dân để tiền lẻ lên ban thờ trong Phủ Tây Hồ
Hoa cúng được dắt ngập tiền ngay trên ban thờ
Ban Quản lý Phủ Tây Hồ chuẩn bị sẵn một đĩa dưới chân tượng để người dân có thể để tiền lẻ
Và cứ sau 5, 10 phút lại có một người đi thu gom tiền vào đúng nơi quy định
Các bàn đổi tiền lẻ, bán sổ xố lấy may làm việc hết công suất. Giá đổi tiền lẻ trong ngày Rằm tháng Giêng là 10 ăn 8 (10.000 đồng đổi 8.000 tiền lẻ).