Tiềm năng bất động sản giải trí, nghỉ dưỡng rất lớn

Tiềm năng bất động sản giải trí, nghỉ dưỡng rất lớn

(ĐTCK) “Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch tăng nhanh, trong khi các cơ sở lưu trú, nhất là tại các khu du lịch còn khá thiếu. Vì thế, tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, giải trí là rất lớn”.

Phân tích của bà Lê Mai Khanh (ảnh bên), Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Khách sạn - Tổng cục Du lịch Việt Nam trong buổi trò chuyện với phóng viên ĐTCK.

Lượng du khách đến Việt Nam mấy năm gần đây tăng nhanh. Vậy, các cơ sở lưu trú của Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu không, thưa bà?

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch mỗi năm một tăng, nhất là khách du lịch quốc tế. Theo thống kê, năm 2010 có 5 triệu lượt khách quốc tế, đến hết năm 2011 có 6 triệu lượt. Bên cạnh đó, lượng khách nội địa cũng tăng mạnh qua từng năm. Năm 2011, lượng khách du lịch nội địa đạt 30 triệu lượt. Lượng du khách tăng nhanh, các cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu. Theo thống kê, đến hết năm 2011, cả nước có 13.000 cơ sở lưu trú, với 265.000 phòng. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên được nhiều du khách lựa chọn lại rất ít.

Công suất sử dụng phòng trung bình của các cơ sở lưu trú trên cả nước trong năm 2011 khá cao, đạt 53%, nhất là tại các trung tâm du lịch. Theo chúng tôi được biết, các điểm du lịch miền Trung và miền Nam như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hội An, Bình Thuận, TP. HCM… luôn rơi vào tình trạng “cháy” phòng ở các khách sạn từ 3 đến 5 sao trong các dịp lễ, tết.

Tại miền Bắc, sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, khách du lịch đến đây cũng tăng mạnh và tình trạng “cháy” phòng cũng diễn ra vào các dịp hè.

 

Tiềm năng phát triển ngành du lịch nước ta là rất lớn, nhưng tình trạng thiếu phòng nghỉ, thiếu cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch vẫn tái diễn. Phải chăng việc thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn tại nước ta đang gặp nhiều vướng mắc?

Về phía ngành du lịch, tôi khẳng định là không có hạn chế, khó khăn gì. Thậm chí, chúng tôi còn khuyến khích phát triển theo quy hoạch. Nếu có vướng mắc, theo tôi đó chỉ là một số vướng mắc nhỏ ở Luật Đầu tư. Nhưng theo tôi được biết, Luật Đầu tư hiện cũng không có nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư.

Nguồn: Tổng cục Du lịch 

Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú, giải trí vẫn thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của ngành du lịch Việt Nam. Phía Vụ Quản lý khách sạn có nhận được phản hồi hay ghi nhận về những trường hợp cụ thể nào không, thưa bà?

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh là chuyện muôn thuở ở hầu hết các ngành của Việt Nam, ngăn chặn rất khó. Về nguyên tắc, các cơ sở lưu trú, nhất là từ  3 sao trở lên đều phải niêm yết giá. Tuy nhiên, có những địa phương, khi ít khách, họ cứ đua nhau hạ giá để giành khách của nhau. Việc hạ giá dẫn đến chất lượng dịch vụ không tương xứng với thứ hạng được công nhận, không chỉ làm mất uy tín của cơ sở, mà khiến niềm tin của khách du lịch bị suy giảm.

Việc xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh này do cơ quan quản lý thị trường xử lý, chúng tôi không can thiệp được. Nhưng theo tôi được biết, lực lượng cơ quan quản lý kiểm tra mỏng nên khó rà soát, kiểm tra được hết.

 

Đúng là các khu resort nở rộ nhiều gần đây. Trước đây, Phan Thiết (Bình Thuận) là địa phương có nhiều khách sạn nghỉ dưỡng, nhưng hiện có thêm Khánh Hòa, Hội An cũng là những địa phương có nhiều khách sạn nghỉ dưỡng.

Ở miền Bắc, hiện có nhiều khu resort được xây dựng quanh Hà Nội, nhưng như thế vẫn còn quá ít so với nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Đặc biệt là thiếu các khu nghỉ dưỡng 3 sao trở lên được xếp hạng.

Với thu nhập của người dân ngày càng tăng, trong khi cuộc sống trong các thành phố lớn quá ồn ào và không gian hẹp, thì nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng ở những địa điểm có không gian thoáng, trong lành sẽ ngày càng cao. Vì vậy, theo tôi, việc phát triển bất động sản nghỉ dưỡng là một hướng đi đúng đắn. Ngay như Bình Thuận, địa phương có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, các khách sạn nghỉ dưỡng có công suất sử dụng phòng gần như 100%.

Tiềm năng bất động sản giải trí, nghỉ dưỡng rất lớn ảnh 2

Nguồn: Tổng cục Du lịch

 

Thời gian gần đây, các dự án nghỉ dưỡng, resort mọc lên rất nhiều. Việc này liệu có xảy ra tình trạng “bội thực” trong nay mai không, thưa bà?