Rắc rối từ tên gọi
Hiện tại, trong nước đã có 3 đơn vị được cấp phép tổ chức sàn GDHH. Tuy nhiên, ngay từ tên gọi đã cho thấy sự không đồng nhất. Chẳng hạn, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) hiện nay hoạt động dưới sự quản lý của UBND tỉnh Đắk Lắk, cung cấp hợp đồng giao dịch cà phê. Sở GDHH Việt Nam (VNX) với các cổ đông sáng lập chính là CTCK SME (SMES), CTCP Vàng quốc tế Triệu Phong, ban đầu có tên gọi là Sở GDHH Triệu Phong. Hiện tại, VNX đang cung cấp sản phẩm hợp đồng giao dịch cao su và cà phê, sắp tới có thể thêm thép. Là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Sacombank, CTCP GDHH Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) đang cung cấp các hợp đồng sản phẩm thép và đường.
Như vậy, chỉ với 3 đơn vị cung cấp dịch vụ nhưng đã mang 3 tên gọi khác nhau có thể khiến NĐT bối rối. Về điều này, ông Đào Trung Kiên, cố vấn BCEC cho biết, theo thông lệ quốc tế, Sở giao dịch là nơi tổ chức sàn giao dịch. Mỗi sở có thể có nhiều sàn và mỗi sàn thường thường chỉ giao dịch một loại hàng hóa. Chức năng chính của sở là tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động của các sàn. Trung tâm GDHH ở cấp thấp hơn sở và các điều kiện quy định cũng nới lỏng hơn. Trái với vai trò quản lý của sở hay trung tâm, nhiệm vụ chính của các sàn giao dịch là kinh doanh với nghiệp vụ môi giới. Sự phân định chức năng này cũng tương tự trong TTCK, Sở giao dịch chứng khoán là đơn vị tổ chức sàn, kiêm chức năng quản lý giám sát, các CTCK thông qua việc kết nối với Sở thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh. Tuy nhiên, hiện ở trong nước chưa có sự rạch ròi, các chức năng của sở và sàn GDHH đang lẫn lộn.
Đến nguy cơ xung đột lợi ích
Cố vấn của BCEC cho biết thêm, thành viên môi giới không tiến hành nghiệp vụ tự doanh là điểm chung của các sàn GDHH thành công trên thế giới. Điều này đảm bảo tính công bằng, tránh các xung đột lợi ích. Theo ông Kiên, ở giai đoạn ban đầu, một số sàn hàng hóa giải quyết bài toán thanh khoản bằng cách kết nối đầu ra với các sở GDHH nổi tiếng như TOCOM (Tokyo), NYMEX (New York), LIFFE (London)…, nhưng chức năng kết nối giao dịch trực tiếp vẫn thuộc về sở, trong suốt quá trình giao dịch, các đơn vị môi giới trung gian vẫn chịu sự giám sát của sở.
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt
Thế nhưng, đề cập đến nguy cơ thua lỗ của khách hàng, phụ lục 01 của "Hợp đồng khung giao dịch hàng hóa" có đoạn: "Công ty không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản thua lỗ nào của khách hàng từ lỗi hoặc sự cố của hệ thống giao dịch". Đọc qua thì thấy điều khoản trên khá bình thường, nhưng nhiều NĐT có kinh nghiệm giao dịch trên sàn vàng trong nước trước đây nhận định, môi giới trung gian đang cầm chuôi dao để NĐT nắm đằng lưỡi: "Sự cố hệ thống giao dịch" ở đây không được định nghĩa theo thông lệ như là các lỗi phát sinh ngoài ý muốn chủ quan của đơn vị trung gian, không bị can thiệp cơ học hay có mục đích khác từ người vận hành.
Các rủi ro tiềm ẩn trên sàn GDHH khá giống với nhiều sự cố trên sàn vàng trong nước trước đây cũng từ việc nhập nhèm giữa chức năng môi giới và tự doanh. Ở Sàn vàng V., đầu ra liên thông với các sàn vàng quốc tế, nhưng kết quả hiển thị ở Việt
Tương tự, ở một sàn vàng khác, vào những thời điểm gay cấn, hệ thống bỗng ngưng giao dịch đột ngột và phần thua thiệt luôn được đẩy về phía khách hàng. Một số vụ việc không thể hòa giải đã phải đưa nhau tới tòa án và kết quả đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Sàn GDHH là sản phẩm tài chính cao cấp kết nối sản xuất với nhu cầu thị trường. Bên cạnh chức năng bảo hộ giá thành cho nhà sản xuất, sàn hàng hóa còn là nơi có sự tham gia trực tiếp của các NĐT tài chính, giúp huy động vốn nhanh, hiệu quả cho sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt