Ngoài ra, SNB dự báo lạm phát dự kiến ở mức 1,3% cho năm 2024, 1,1% cho năm 2025 và 1% cho năm 2026.
SNB dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 1% trong năm nay và khoảng 1,5% vào năm 2025, trong khi dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ.
“Trong trung hạn, hoạt động kinh tế sẽ được cải thiện dần dần, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ hơn từ nước ngoài”, SNB cho biết.
Các nhà phân tích tại Nomura đã mô tả việc cắt giảm lãi suất của SNB có khả năng là một “quyết định cân bằng” và báo hiệu “động lực lạm phát cơ bản vẫn còn yếu, điều này có khả năng làm tăng niềm tin của SNB rằng lạm phát sẽ hội tụ về điểm giữa của mục tiêu lạm phát”.
Thụy Sĩ hiện có mức lãi suất thấp thứ hai trong nhóm các quốc gia G10, chỉ sau Nhật Bản. Thụy Sĩ cũng trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 3, theo sau là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các câu hỏi hiện đang đặt ra về việc liệu họ có tiến hành cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay hay không.
Khác với các ngân hàng trung ương lớn khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa rút bớt số lần cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay và ECB tỏ ra miễn cưỡng trong việc tiếp tục thực hiện giảm lãi suất.
Theo Kyle Chapman, nhà phân tích thị trường ngoại hối tại Ballinger Group: "Dự báo lạm phát của SNB cho thấy, vẫn còn một số hạn chế cần được dỡ bỏ trong năm nay và đối với tôi, đó là một tín hiệu nặng nề cho thấy một đợt cắt giảm lãi suất khác sẽ diễn ra vào tháng 9… Tôi kỳ vọng, SNB sẽ tiếp tục thực hiện đợt cắt giảm thứ ba vào quý tới và có khả năng thực hiện lần cắt giảm thứ tư vào tháng 12 nếu vẫn còn niềm tin cao vào mức độ hạn chế của chính sách tiền tệ”.
Ông cũng báo hiệu rằng triển vọng này khiến đồng franc Thụy Sĩ rơi vào “vị trí dễ bị tổn thương”.