Thương mại song phương Việt-Anh sẽ không bị gián đoạn khi Anh rời EU nhờ UKVFTA đã được ký kết và có hiệu lực từ 31/12/2020.

Thương mại song phương Việt-Anh sẽ không bị gián đoạn khi Anh rời EU nhờ UKVFTA đã được ký kết và có hiệu lực từ 31/12/2020.

Thương mại song phương Việt - Anh không bị gián đoạn nhờ UKVFTA

0:00 / 0:00
0:00
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết và đi vào thực thi nhanh chóng sẽ tạo điều kiện để thương mại song phương 2 nước không bị gián đoạn.

Với việc ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không bị gián đoạn sau khi Anh kết thúc giai đoạn chuyển tiếp và rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào 31/12/2020.

Ngày 11 tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán UKVFTA, tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức vào lúc 21h 29/12/2020 theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA do đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.

Anh hiện đứng thứ 16 trong số các quốc gia có đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD tính đến tháng 9/2020. Nước Anh đã đầu tư 402 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lũy kế là 3,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam đã tăng tỷ trọng của mình trong thương mại hàng hoá của khu vực ASEAN với nước Anh từ 8,1% lên 14,4% trong giai đoạn 2010–2014 và sau đó lên tới 18,6% vào năm 2019.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định, nhìn vào sự năng động của mối quan hệ giữa hai nước Việt-Anh, và đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn còn nhiều dư để để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến từ Anh – một quốc gia đang được ghi nhận là nhà đầu tư lớn thứ năm trên toàn cầu và hiện đang theo đuổi chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'.

Hiệp định UKVFTA được ký kết và đi vào thực thi vào 31/12/2020 là một bước đi quan trọng đối với Vương quốc Anh, đồng thời là một động lực lớn cho các hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút các doanh nghiệp Anh tham gia vào những nỗ lực nâng cao chuỗi giá trị của Việt Nam.

Lợi thế xuất khẩu chính của Việt Nam là các mặt hàng điện tử, giày dép, hàng may mặc, đồ gỗ, thủy hải sản và các sản phẩm khác hiện nước Anh đang có nhu cầu. Ngoài ra, hiệp định UKVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Anh trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, giáo dục, tư vấn, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, dược phẩm và các ngành khác...

Cụ thể, với mặt hàng dệt may, măm 2019, Anh nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam mặt hàng may mặc. Trong đó, 10 mặt hàng may mặc xuất khẩu lớn nhất sang Anh gồm: bộ comple, áo jacket, blazer cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, áo khoác ngoài, áo choàng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigan)...

Mặc dù Trung Quốc đang chiếm thị phần lớn nhất, nhưng 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Anh giảm 8%.

Bên cạnh Trung Quốc, các thị trường cung cấp sản phẩm dệt may cho Anh còn có Bangladesh, Campuchia và Pakistan đều có lợi thế hơn so với Việt Nam về thuế suất (Bangladesh được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theo chương trình EBA, Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+. Bởi vậy, FTA giữa Việt Nam và Anh sẽ mang lại các ưu đãi thuế quan giúp hàng hóa của ta có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

Với mặt hàng giày dép, lợi thế có được nhờ thuế quan cắt giảm và mở rộng thị trường cũng rất đáng kể. Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu giày dép. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, từ mức 5,1 tỷ USD năm 2010 tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt 18,3 tỷ USD năm 2019.

Mặc dù đứng thứ 2 thế giới nhưng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, trong khi Trung Quốc là gần 40%. So sánh với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Bỉ, Đức, Việt Nam năm 2019 vẫn chịu mức thuế quan cao thứ 2 trong 15 nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Anh với mức thuế trung bình 6,7 %.

Riêng mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Vương quốc Anh là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn thành phầm và nguyên, phụ liệu đồ gỗ mỗi năm. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 vào thị trường này với giá trị xuất khẩu 421,8 triệu USD, chiếm 3,6% thị phần nhập khẩu của Anh. Dẫn đầu hiện đang là Trung Quốc, Ý, Đức, Ba Lan, Mỹ.

Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang Anh có nhiều cơ hội vì sản phẩm gỗ Việt Nam được thị trường Anh đón nhận nhờ giá cả có tính cạnh tranh cao, nguyên liệu tốt, chất lượng sản phẩm cao.

Do vậy, FTA không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này sang Anh mà còn tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ.

Tin bài liên quan