Thuốc nào cho cơn sốt giá mang tên TP. Thủ Đức?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mỗi ngày một giá, thậm chí mỗi cuộc điện thoại lại có một mức giá khác nhau, cơn sốt tâm lý và bàn tay đạo diễn của nhiều môi giới tay to đang khiến bất động sản ở những khu vực được quy hoạch trở thành TP. Thủ Đức trở thành một… ma trận.

Nóng hơn lửa

Gần 10 năm làm nghề môi giới, nhưng anh Nguyễn Văn Uynh vẫn không hiểu lý do tại sao giá đất ở khu vực TP. Thủ Đức lại tăng không có quy luật như vậy. Trò chuyện với phóng viên, anh Uynh kể rằng, do không có nguồn hàng để bán, cuối năm 2020, anh được giới thiệu một lô đất trên đường Trương Văn Bang ở quận 2 được rao với giá 140 triệu đồng/m2 nhưng còn ngần ngại vì giá đã khá cao so với mặt bằng chung vài tháng trước đó. Sau đó, anh đi tìm hiểu thêm một vài mảnh đất khác, hai tuần sau quay lại thì mảnh đất đó đã được đẩy lên 220 triệu đồng/m2.

Dự Án Metro Star tại vị trí đắc địa của TP. Thủ Đức.
Dự Án Metro Star tại vị trí đắc địa của TP. Thủ Đức.

“Chỉ trong vòng 2 tuần, giá đã tăng 80 triệu đồng/m2. Thị trường tăng một cách điên rồ, bất chấp quy luật”, anh Uynh than thở.

Nguyên nhân khiến giá nhà đất khu vực này “nóng hơn lửa”, theo môi giới nói trên, là do ngay từ khi có chủ trương thành lập TP. Thủ Đức, những người thạo tin và các môi giới “tay to” đã nhanh chân tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm của khu vực này để tìm mối gom đất rồi “ủ sẵn” chờ dịp bung hàng.

Đến khi TP. Thủ Đức chính thức được thành lập, làn sóng thông tin chính thức cộng với những tin tức kiểu rỉ tai về việc lô này lô kia lên giá bằng lần và không loại trừ việc các nhà đầu tư cá mập “mua tay trái, bán tay phải” khiến tất cả các khu vực thuộc thành phố mới nóng lên từng ngày.

Trong đó, nóng nhất vẫn phải nói đến phường Trường Thọ, nơi được quy hoạch thành trung tâm hành chính của TP. Thủ Đức. Theo một số nhà quan sát, ngoài việc tăng giá theo quy luật của thị trường, không loại trừ có tình trạng cả chủ đất và doanh nghiệp “làm giá” để thăm giò phản ứng của giới đầu tư.

Chẳng hạn, như trường hợp của một nhà đầu tư tên Tuấn, mua lô đất 100 m2 gần ngã tư MK, phường Trường Thọ từ năm 2018 với giá 50 triệu/m2, ngay sau đó, ông Tuấn đã đưa ra giá chuyển nhượng 65 triệu đồng/m2 và mức giá này khiến lô đất vẫn thuộc về ông đến tháng 9/2020. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi đề án thành lập TP. Thủ Đức chính thức được Quốc hội “bấm nút” thông qua, ông Tuấn đã điều chỉnh giá khu đất lên 95 triệu đồng/m2.

"Việc bán ra được hay không trong giai đoạn này không quan trọng, cái chính là tăng giá trị cho đất khi thông tin đang nóng và xem phản ứng của thị trường", ông Tuấn nói.

Chính bởi không có nhu cầu bán, nên chủ đất này đã rất thoải mái đẩy giá lên cao, dù biết nhu cầu mua của thị trường không lớn và đây là tâm lý phổ biến của rất nhiều chủ lô đất tại Thủ Đức.

Thuốc nào?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng bày tỏ sự quan ngại về thị trường nhà ở TP.HCM đang đối mặt với tình trạng lệch pha cung cầu nghiêm trọng. Tỷ lệ nguồn cung nhà ở cao cấp dư thừa và được sở hữu chủ yếu bởi các nhà đầu tư thứ cấp, trong khi thị trường 3 năm trở lại đây thiếu hụt nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp.

Tại cuộc Tọa đàm về thị trường bất động sản năm 2021 được tổ chúc mới đây, Giáo Sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi Trường nhận định, cuối năm 2020, cung có biểu hiện giảm hơn cầu, giá bất động sản bắt đầu tăng.

Năm 2019 và 2020, do có nhiều xung đột pháp luật giữa các luật có liên quan đến thị trường bất động sản và nhiều khoảng trống trong pháp luật đất đai nên số lượng dự án được phê duyệt tại TP. HCM đã giảm đi tới 10 lần so với các năm trước 2019.

Trong thời gian tới, cung sẽ thiếu trầm trọng so với cầu, nhất là cầu trong hoàn cảnh đô thị hoá mạnh mẽ. Nhà đầu tư găm hàng chờ tăng giá, đầu cơ có thể xuất hiện đẩy lên thành sốt giá và nguy cơ bong bóng thị trường là rất lớn.

Một Trưởng phòng trẻ ở Tập đoàn C.T Group tâm sự: “Giới trẻ tụi em ước mơ có 1 căn nhà riêng, cho dù nhỏ nhỏ, xa xa nhưng giá nhà bây giờ tăng chóng mặt, không biết bao giờ giấc mơ của tụi em mới thành hiện thực…”.

Trong bối cảnh thị trường tăng giá rất mạnh thì vẫn có một số chủ đầu tư như Tập đoàn C.T Group và một số tập đoàn lâu đời khác vẫn giữ mức giá khá thân thiện.

Đơn cử là Metro Star quận 9, một dự án sở hữu vị trí kim cương ngay mặt tiền công viên lớn nhất trên Xa Lộ Hà Nội, gần quận 2, kết nối bằng cầu bộ hành trực tiếp vào Ga Metro số 10, đối diện với khu Trường thọ là Trung tâm chính của TP. Thủ Đức, như khu Đồng khởi quận 1 của Sài Gòn, thiết kế chuẩn Singapre và pháp lý rất tốt, Tổng thầu Ricons, Giám sát Apave (Pháp) và nhiều tên tuổi nổi tiếng khác.

Không chỉ vậy, Metro Star tọa lạc tại vòng xoay lớn nhất trên Xa lộ Hà Nội - đại lộ đẹp nhất của phía Đông Sài Gòn, với khu dân cư rất đông đúc, sầm uất. Metro Star còn là điểm kết nối với Vành đai 2 qua Phạm Văn Đồng và Mai Chí Thọ, ngay trong Metro Star đã có 100 tiện ích đặc biệt và cả một phố mua sắm phong cách Myeongdong, Seoul.

Anh Hồng Anh, nhà đầu tư tại quận 1 chia sẻ: “Metro Star là nơi đáng đầu tư bởi thừa hưởng vị trí đắc địa kết nối trực tiếp với Ga Metro, giá của chủ đầu tư rất hấp dẫn, tiềm năng tăng giá rất nhiều".

Theo thông tin của chủ đầu tư, Shophouse Metro Star sẽ được ngân hàng hỗ trơ cho vay đến 70%, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất hết 12 tháng kể từ ngày khai trương và cam kết mua lại với mức lời tối thiểu là 20% sau 1 năm đi vào hoạt động.

Chương trình cam kết cho thuê lại từ 1 - 3 năm với giá thuê bằng 10% giá bán. Dự kiến Shophouse Metro Star sẽ được tung ra ngay khi tuyến Metro bắt đầu xây cầu vượt vào dự án trong thời ngắn sắp tới.

Bên cạnh những chủ đầu tư vẫn áp dụng chính sách giá thân thiện thì luôn luôn cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm soát mức giá và sự cân đối hài hòa giữa các loại sản phẩm bất động sản vì lợi ích chung của cộng đồng và sự phát triển của nguồn nhân lực.

Những điểm sáng tích cực như Metro Star luôn được sự ủng hộ của cộng đồng người dùng cũng như các nhà đầu tư.

Tin bài liên quan