Thuế chống bán phá giá: Sự cần thiết bảo vệ ngành thép trong nước

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kêu gọi tăng thuế ba lần với thép và nhôm Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa trước hàng nhập giá rẻ. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm thép cán nóng.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Global Trade Alerts, tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thép cán nóng (HRC) của Trung Quốc và Ấn Độ đã bị khoảng 14 nền kinh tế điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (với trên 40 vụ việc điều tra). Các nền kinh tế này đều đã có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm thép cán nóng (như Hoa Kỳ, EU, Australia, Brazil, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Anh Quốc và Ấn Độ). Hầu hết các vụ việc điều tra đều dẫn tới kết luận là có hành vi bán phá giá hoặc được trợ cấp đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ với biên độ bán phá giá ở mức cao.

Các nước Đông Nam Á có nền công nghiệp tương đương Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá sản phẩm HRC. Indonesia đã gia hạn áp thuế chống bán phá giá HRC từ Belarus, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Kazakhstan, Nga và Thái Lan; trong đó, biên độ phá giá HRC từ Trung Quốc được xác định là 31,1% và Ấn Độ là 12,95%. Thái Lan vào tháng 7 năm ngoái đã gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn, tấm và tấm cán nóng từ Trung Quốc và Malaysia thêm 5 năm. Tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều bị đánh thuế chống bán phá giá 30,91%. Đối với hàng nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan áp mức thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu HRC từ Malaysia lên đến 42,51%

Việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu bán phá giá từ các quốc gia khác là một trong những yếu tố sống còn đối với ngành sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thép nói riêng và toàn ngành công nghiệp tại Việt Nam nói chung.

Việt Nam đã đánh thuế chống bán phá giá một số sản phẩm tôn thép nhập khẩu, sử dụng thép cán nóng làm nguyên liệu đầu vào cơ bản chiếm 85% đến 96% giá thành, để bảo vệ nhà sản xuất tôn thép trong nước

Việt Nam đã đánh thuế chống bán phá giá một số sản phẩm tôn thép nhập khẩu, sử dụng thép cán nóng làm nguyên liệu đầu vào cơ bản chiếm 85% đến 96% giá thành, để bảo vệ nhà sản xuất tôn thép trong nước

Trong các năm qua, Việt Nam đã tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với 7 sản phẩm thép trong nước, trong đó các sản phẩm hạ nguồn của HRC là tôn mạ màu, tôn mạ kẽm/mạ lạnh, tôn cán nguội, thép không gỉ chiếm hơn 50%. Các vụ việc chống bán phá giá sản phẩm vừa nêu luôn được Chính phủ và Hiệp hội Thép ủng hộ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị tổn thương bởi các hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.

Trung Quốc luôn là quốc gia bị cáo buộc bán phá giá trong tất cả các vụ kiện chống bán phá giá thép cán nguội, tôn mạ màu, mạ kẽm hay thép không gỉ trước đây. Trong khi tỷ trọng HRC trong cơ cấu giá thành các sản phẩm tôn cán nguội, tôn mạ, tôn màu, mạ kẽm… chiếm từ 85 - 96%. Vì thế, các sản phẩm hạ nguồn đều có biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài bán phá giá thì sẽ là vô lý khi các sản phẩm HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các mặt hàng trên lại không phá giá?

Tại Việt Nam, các năm qua, các sản phẩm tôn thép nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.

Ngoài ra, việc sử dụng thép cán nóng của nhà sản xuất Việt Nam cũng đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh lâu dài cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hạ nguồn tại các thị trường xuất khẩu, tránh được các rủi ro trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu sử dụng các nguồn nguyên liệu phá giá từ Trung Quốc bị các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU áp dụng biện pháp lẩn tránh thuế. Rủi ro này là hiện hữu và vô cùng rõ rệt với các vụ kiện lẩn tránh thuế mà Hoa Kỳ điều tra trong những năm gần đây. Việc sử dụng tỷ trọng lớn thép cán nóng có nguồn gốc từ nội địa về lâu dài sẽ là yếu tố tích cực với các hoạt động xuất khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và minh bạch của xuất xứ hàng hóa.

Tin bài liên quan