Trước đó, doanh nghiệp công bố sẽ mua 2 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ 28/5/2020 đến 26/06/2020. Tuy nhiên, thực tế sau thời gian giao dịch, doanh nghiệp công bố chỉ mua được 0 cổ phiếu.
Lý do mà doanh nghiệp này đưa ra là trong thời gian thực hiện, giá cổ phiếu FMC giao dịch trên thị trường với mức giá vượt mức giá tối đa đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Diễn biến cổ phiếu FMC trước và sau khi ra tin mua cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu FMC sau khi ra tin mua cổ phiếu quỹ ngày 13/3 đã bắt đầu có dấu hiệu hiệu tạo đáy và bật tăng mạnh hơn so với thị trường. Kể từ đầu tháng 4 tới ngày 26/6/2020, cổ phiếu FMC đã tăng 80,3%, đóng cửa phiên giao dịch 26/06 cổ phiếu FMC giao dịch vùng 28.850 đồng/cp, vùng giá này cao hơn vùng giá trước khi có dịch, trước khi có dịch cổ phiếu giao dịch vùng 24.500 đồng/cp tới 26.500 đồng/cp.
Năm 2020, FMC đặt kế hoạch tổng doanh thu là 4.170 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,4% và 5,9% so với thực hiện năm 2019. Trong quý 1/2020, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 41,2 tỷ đồng, hoàn thành 16,5% kế hoạch năm.
Doanh nghiệp cho biết, hai mảng sản xuất kinh doanh chính là mặt hàng tôm đông lạnh và nông sản xuất khẩu hoạt động chủ yếu tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tiêu thụ chính tại Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU, đây là các thị trường khó tính với những quy mô, quy chuẩn về chất lượng. Đặc biệt, các thị trường Hoa Kỳ và EU đang đối mặt vời làn sóng lây nhiễm thứ 2 của đại dịch Covid-19 do mở cửa quá sớm khi chưa khống chế được dịch.
Như vậy có thể thấy, FMC năm 2020 đang đối mặt với bài toán đầu ra khi các thị trường tiêu thụ chính đang bị dịch tàn phá, nếu như dịch kéo dài với làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ ảnh hưởng tới sức cầu tiêu thụ giảm, từ đó doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới bổ sung.