Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn, đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (Ảnh: Hồ Hạ).

Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn, đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (Ảnh: Hồ Hạ).

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh

0:00 / 0:00
0:00

Sáng 18/12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Trình bày báo cáo tóm tắt Báo cáo “Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, thích ứng vưới biến đổi khí hậu tại Việt Nam”, Ths. Đinh Xuân Nghiêm, Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam đã từ nhập khẩu lương thực chuyển sang xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới; tạo ra việc làm và thu nhập cho gần 38,1% lao động xã hội.

Ông Nghiêm cho hay, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 2,5%. Năng suất lao động nông nghiệp tăng từ 30,79 triệu đồng/người năm 2015 lên 44,74 triệu đồng/người năm 2019, bình quân 7,9%/năm. Thu nhập của lao động nông nghiệp năm 2019 đạt 39,3 triệu đồng/người, tăng khoảng 1,92 lần do với năm 2015.

Thời gian qua, kết quả nghiên cứu cho thấy, khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn, đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong sản xuất giống cây trồng và vật nuôi với giá trị gia tăng đạt đến 38%, giảm tỷ lệ giống cây trồng phải nhập khẩu chỉ còn khoảng 20%. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học bà công nghệ đã có chuyển biến tích cực. Hiện cả nước đã có hơn 90% diện tích lứa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, bông, cây ăn quả… được dùng giống mới.

Ths. Đinh Xuân Nghiêm cho biết, hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất thấp (Ảnh: Hồ Hạ)

Ths. Đinh Xuân Nghiêm cho biết, hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất thấp (Ảnh: Hồ Hạ)

Hệ thống nguồn gene cây trồng, vật nuôi tiếp tục được duy trì, lưu giữ và đánh giá (nhiều giống lúa chịu mặn, lúa chịu hạn, giàu vi chất dinh dưỡng). Năng suất của hầu hết các cây trồng chính đều tăng.

Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách khoa học và công nghệ đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, dự báo, giảm từ 44,6 triệu tấn CO2 năm 2010 còn 39,4 triệu tấn CO2 năm 2020. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất hữu cơ….

Thúc đẩy phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khỉ hậu

Tuy nhiên, chính sách về phát triển giống trong nước còn nhiều hạn chế như giống sử dụng sản xuất trong nước chủ yếu là giống nhập khẩu lai.

Kết quả thực hiện chính sách đầu tư công cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế, dưới 2% tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, và chiếm 0,26 -0,36% GDP của ngành.

Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng còn nhiều bất cập, chưa phát huy được vai trò thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, nên chưa thu hút được các nguồn đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ.

Hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là rất thấp (sản phẩm nông nghiệp chế biến chỉ chiếm khoảng 10%)

Thiếu các chính sách ưu đãi với người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiếp cận chính sách tín dụng cho vay ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Nghiêm cho biết, hiện sản phẩm nông nghiệp bấp bênh và thiếu cơ chế chính sách quản lý. Các chính sách chỉ yếu xuất phát từ phía cung chưa xuất phát từ phía cầu.

Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường nông sản nội địa còn tồn tại nhiều bất cập về quản lý chất lượng, chứng nhận, dán nhãn, hướng dẫn nhận biết chất lượng đối với các mặt hàng nông sản còn rất lỏng lẻo. Thiếu cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thị trường tương lai trong nông nghiệp.

Để phát triển nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện chính sách cơ sở hạ tầng gồm: rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư khai thác cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các địa phương tập trung nâng cao năng lực phòng, chống, dự báo; cần phải có cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể chi tiết điều kiện được phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp với mục đích phát triển sản xuất; kiến nghị bỏ chính sách miễn giảm thủy lợi, đồng thời ban hành cơ chế sử dụng nguồn kinh phí thu được giao cho các UBND xã sử dụng và nâng cấp sửa chữa kênh mương nội đồng cấp 2-4.

Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện chính sách khoa học công nghệ gồm: rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy nghuên cứu và phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng lộ trình và hỗ trợ đào tạo, tập huấn đáp ứng với trình độ và sự phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;…

Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm: ban hành hướng dẫn Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu thị trường nội địa, phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ; xây dựng các chương trình, dự án triển khai thí điểm cho các doanh nghiệp hoạt động số hóa chuỗi giá trị nông sản; xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các trung tâm logistics…

Tin bài liên quan