Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Thủ tướng: Tinh gọn bộ máy để có nguồn cải cách tiền lương

Chiều ngày (4/3), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng lương quốc gia chủ trì họp Hội đồng.
Yêu cầu bắt đầu thực hiện lộ trình cải cách tiền lương từ 7/2021, Thủ tướng nhấn mạnh cần lưu ý về nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
Ngoài dành một phần các khoản vượt thu của các địa phương và Trung ương, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng vẫn là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ấn định thời gian bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2021. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề về cải cách tiền lương mà Bộ Nội vụ và các bộ, ngành đề xuất để góp ý trở lại.

Thủ tướng nhấn mạnh, thang, bảng lương của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, đối tượng chính sách, người về hưu là rất quan trọng trong bối cảnh hệ thống chính trị đa dạng của nước ta.

Do đó, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành tiếp tục thảo luận để có sự thống nhất.

Trong đó cần phân thành các nhóm đối tượng khác nhau để lắng nghe ý kiến từ thực tiễn.

Tinh thần phải đảm bảo lương mới cải thiện hơn so với lương cũ, tương đối công bằng và mối quan hệ giữa các đối tượng hưởng lương. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện các phương pháp tính để làm căn cứ thiết kế các bảng lương, đảm bảo tiền lương bằng lương cơ bản cộng phụ cấp.

Trong đó đối với phụ cấp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn theo hướng giảm số loại phụ cấp, giúp công bằng hơn và dễ quản lý hơn.

Nguyên tắc là phụ cấp ngành do bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực có hướng dẫn cụ thể theo khung do Chính phủ quy định.

Về nguồn thực hiện cải cách tiền lương, ngoài dành một phần các khoản vượt thu của các địa phương và Trung ương, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng vẫn là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước.

Đây là nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt, coi đây là chủ trương nhất quán của Ban Chỉ đạo về cải cách tiền lương để các cấp, ngành thực hiện tốt các Nghị quyết 18, 19 của Trung ương.

Trong đó có cải cách đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức lại các đơn vị hành chính.

Đối với điều chỉnh lương hưu, Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội bám sát Nghị quyết 28 của Trung ương, Luật Bảo hiểm xã hội để có phương án xác định, tính toán điều chỉnh cho phù hợp với lương hưu từng thời kỳ, nhất là đối với lương hưu từ trước năm 1995.

Đối với điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho người có công, thân nhân người có công, Thủ tướng chỉ đạocần hết sức quan tâm, bởi đây là chính sách đặc biệt, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự tri ân của đất nước, dân tộc.

Trước mắt năm 2020 tiếp tục điều chỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội. Từ năm 2021 điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương.

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 107 về chương trình hành động thực hiện nghị quyết 27.

Cải cách tiền lương bắt đầu thực hiện vào năm 2021 sẽ thiết kế bảng lương theo chức vụ, chức danh và vị trí việc làm. Bên cạnh trả trực tiếp bằng tiền theo chức danh, vị trí việc làm, vẫn có những loại phụ cấp thâm niên được quy theo % lương cơ bản.

Tin bài liên quan