“Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2015 phát triển tốt hơn và hiệu quả hơn so với năm 2014. Đây là sự nỗ lực chung, rất lớn của các doanh nghiệp, các bộ ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp”, Thủ tướng chia sẻ và bày tỏ sự cảm ơn tới cộng đồng DN trong và ngoài nước đã đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ cùng Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và tích cực tham gia hưởng ứng của các DN trong tiến trình phát triển chung của Việt nam và hội nhập sâu rộng với cộng động quốc tế.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thấy rõ kết quả vừa qua vẫn chưa thật sự bền vững, chưa tương xưng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn, vững chắc hơn nữa.
“Hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém, do chủ quan từ quản lý, quản trị điều hành của Chính phủ, trong khó khăn hạn chế đó có nhiều điều cộng đồng DN có khuyến nghị hôm nay. Trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực phát huy kết quả đạt được, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn để làm tốt hơn kết quả của mình, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém, vướng mắc mà hoàn toàn có thể khắc phục được”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cụ thể hóa việc thực hiện, Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tiếp tục quản lý điều hành để đảm bảo tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm pháp không quá 5% không chỉ trong năm 2015 mà cho cả những năm sau. Điều hành tỷ giá, lãi suất ổn định theo tín hiệu thị trường, tăng dự trữ ngoại tệ, bảo đảm ngoại tệ 12 tuần nhập khẩu, bảo đảm bảo bội chi, theo kế hoạch năm 2015 là 5%, giai đoạn 2016-2020 sẽ thấp hơn 5% theo cách tính như hiện nay. Duy trì nợ công trong giới hạn an toàn, bảo đảm hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công, tập trung, hiệu quả hơn, chỉ số ICOR giảm dần, nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu mỗi năm 10-15%, nhập siêu không quá 5%.
Bên cạnh đó, tăng ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh hơn sản xuất kinh doanh, đạt được tăng trưởng kinh tế cả 3 khu vực (nông, công nghiệp, dịch vụ). Đảm bảo tăng trưởng năm nay khoảng 6,2%.
Gắn tăng trưởng với tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả, tái cơ cấu DNNN để hoạt động hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng với khối DN khác. giảm cổ phần nhà nước ở DNNN nhà nước không cần nắm giữ. Đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tái cấu trúc các ngân hàng để đạt mục tiêu đến năm 2016 sẽ không còn ngân hàng yếu kém, đưa nợ xấu ở mức 3% để ngân hàng hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch.
Về hội nhập quốc tế, Thủ tướng khẳng định, chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục là mục tiêu trọng tâm trong năm nay với việc thực hiện nghiêm túc các FTA đã ký kết.
Người đúng đầu Chính phủ cho biết, sau khi hoàn hoàn tất việc đàm phán và ký kết 14 FTA, Việt Nam sẽ có khung khổ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G20. Đây là nền tảng quan trọng để tạo ra thị trường và môi trường kinh doanh thuân lợi ko chỉ cho DN Việt Nam mà cả DN FDI. Chính phủ sẽ chủ động và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở FTA đã có và chủ động đàm phán các FTA khác trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung.
Về phát triển hạ tầng với mục tiêu là khâu đột phá thứ hai sau cải cách thế chế, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đảm bảo điện cho phát triển kinh tế đất nước, huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho hạ tầng, trong đó có ngành điện.
“Đúng là có dự báo nếu 1 số dự án chậm, thì năm 2018-2019 có thể thiếu điện ở khu vực phía Nam. Nhưng chúng tôi đã khắc phục, nên luôn có công suất dự phòng 20-25% so với nhu cầu. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện giá thị trường với điện, công khai minh bạch lộ trình giá điện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư.
Chúng tôi sẽ tạo mọi thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hạ tầng theo thông lệ quốc tế. Do đó, Việt Nam sẽ không thiếu năng lượng”, Thủ tướng khẳng định.
Với người nghèo, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có chính sách cấp không điện cho người nghèo, không trợ cấp qua giá điện để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào điện Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề đạo tạo nâng cao nguồn nhân lực cũng được Thủ tướng nhấn mạnh là khâu đột phá thứ ba được tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập. Theo đó, sẽ áp dụng mô hình vừa đào tạo trong nước và nước ngoài, để lao động được đào tạo về kỹ năng, năng suất, kỷ luật lao động, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập.