Thủ tướng: Doanh nghiệp Việt phải tự nâng mình trong sân chơi EVFTA

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, để có được cơ hội từ "sân chơi" EVFTA, các doanh nghiệp Việt phải tự thay đổi và nâng mình lên, theo kịp được trình độ các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, để có được cơ hội từ "sân chơi" EVFTA, các doanh nghiệp Việt phải tự thay đổi và nâng mình lên, theo kịp được trình độ các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, để có được cơ hội từ "sân chơi" EVFTA, các doanh nghiệp Việt phải tự thay đổi và nâng mình lên, theo kịp được trình độ các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Phát biểu tại hội nghị "Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)" sáng 6/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, EVFTA đi vào thực thi từ 1/8/2020 đem lại cơ hội cho cả Việt Nam và EU.

Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi EVFTA diễn ra sau khi EVFTA đi vào thực thi được 6 ngày, thể hiện cam kết của Việt Nam đối với đối tác thương mại hàng đầu – Liên minh châu Âu, cũng như của Chính phủ đối với người dân, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có trách nhiệm các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA.

Các đại biểu dự hội nghị "Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)" sáng 6/8.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, EVFTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng EVFTA cũng tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam trong nước phải tự thay đổi mình, phải tự nâng mình lên ngang tầm của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thế giới.

Hiệp định EVFTA được ví như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường 505 triệu dân và có tiềm năng hàng đầu thế giới. 

Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.

Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Dù vậy, tham gia EVFTA, thương mại hàng hóa Việt Nam không tránh khỏi những thách thức khi thực thi các cam kết, nhất là yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam có thể khó đáp ứng. Có thể sẽ có một số doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ nâng mình lên để thích ứng với sân chơi hội nhập.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành và địa phương cần chủ động và tích cực hành động hơn nữa trong việc triển khai Kế hoạch thực thi EVFTA; tăng cường cơ chế phối hợp, bảo đảm sự thống nhất trong quá trình áp dụng và triển khai các cam kết theo Hiệp định; chú trọng khâu đào tạo nguồn nhân lực về quản lý Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với các hiệp hội, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ khuyến nghị doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, chú ý hơn đến việc bảo đảm các nghĩa vụ xã hội, tiêu chuẩn lao động và nguyên tắc bảo vệ môi trường. Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ sẽ làm vai trò kiến tạo phát triển, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, định hướng, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực hành động để có thể nắm bắt được các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại.

Tin bài liên quan