Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ tại hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19”, được tổ chức sáng nay tại TP.HCM.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ tại hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19”, được tổ chức sáng nay tại TP.HCM.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Giải ngân đầu tư công không phải cứ ra kho bạc, tính tiền là được

“Quá trình giải ngân đầu tư công không phải cứ ra kho bạc, tính tiền là được”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và đưa ra 2 vấn đề cần hiểu rõ hơn trong lĩnh vực đầu tư công.

Thứ trưởng Phương "lý giải ngược" quá trình giải ngân đầu tư công qua 6 bước cơ bản: Muốn giải ngân được tiền từ kho bạc về cho dự án, chủ đầu tư phải có hồ sơ giải ngân.  Muốn có hồ sơ giải ngân phải có khối lượng thực hiện.

Muốn có khối lượng thực hiện nhà thầu phải thi công.  Muốn được thi công, phải trúng thầu.

Muốn trúng thầu trong quá trình đấu thầu thì dự án phải được phê duyệt, có kế hoạch. Và muốn dự án được phê duyệt, có kế hoạch phải đúng thủ tục của đầu tư công. 

Trong khi dự án đầu tư công đang bị chi phối bởi nhiều quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách, đất đai, môi trường, xây dựng và đấu thầu. 

Thêm vào đó, giải ngân đầu tư công không có tính chu kỳ, đều đặn như giải ngân vốn thường xuyên- chi phí lương, điện nước, văn phòng.  

Kết quả giải ngân đầu tư 4 tháng đầu năm 2020 đạt trên 18%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. 

Đây là tác động tích cực từ Luật Đầu tư công năm 2019, hiệu lực từ 01/01/2020 khi tháo gỡ cơ bản được 2 vấn đề về giao và điều chỉnh kế hoạch linh hoạt hơn. 

Trong khi đó, lượng vốn của năm 2020 gần 700.000 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với năm ngoái (gần 500.000 tỷ đồng).

Quy trình Dự án đầu tư công có đặc thù là phải xong bước này mới sang bước sau. Chỉ cần một mắt xích, một bước trong quy trình bị chậm thì cả Dự án đều bị chậm

- Thứ trưởng Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Trần Quốc Phương gợi ý, để từ nay đến cuối năm có thể giải ngân 100% vốn đầu tư công của cả năm, các chủ đầu tư phải đôn đốc các nhà thầu thúc đẩy thi công. 

Sau đó, khối lượng thực hiện bổ sung vào thủ tục về thẩm định, thẩm tra và hoàn thành hồ sơ để mang ra kho bạc giải ngân. 

“Tất cả các thủ tục phải làm nhanh và các khâu trong mắt xích, chuỗi thủ tục này không được chậm trễ. Chỉ cần một người không ký văn bản hay một khâu không thực hiện thì toàn bộ sẽ dừng lại”, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói và kỳ vọng, các cấp triển khai thực hiện đều phải quan tâm đến các khâu thủ tục và trách nhiệm hơn trong đẩy nhanh tiến độ thủ tục.

Chính phủ đang giao các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020 (bao gồm các nguồn vốn các năm trước chuyển sang).

Trong ngắn hạn, đầu tư công là chính sách có thể tác động và điều hành được, tác động đến chi tiêu Chính phủ cũng như giá trị GDP trong ngắn hạn.

Về dài hạn, đẩy mạnh đầu tư công đồng nghĩa với việc, nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa vào vận hành. Đặc biệt các dự án như cảng hàng không Quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc.

Tin bài liên quan