Thử tìm quy luật TTCK trong các kỳ họp Quốc hội

Thử tìm quy luật TTCK trong các kỳ họp Quốc hội

(ĐTCK) Thông tin từ các phiên họp thường kỳ của Quốc hội có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, trong đó có diễn biến trên TTCK cũng như tâm lý giới đầu tư.

Ngày 22/10/2012, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII đã khai mạc. Cử tri cả nước đang hướng về kỳ họp này với hi vọng Quốc hội sẽ có những quyết sách hiệu quả, tháo gỡ khó khăn trước mắt và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định. Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kỳ họp Quốc hội lần này có ý nghĩa rất quan trọng với nhiều vấn đề nóng bỏng được đặt lên bàn nghị sự, đặc biệt là việc bàn các giải pháp tháo gỡ tình hình kinh tế khó khăn hay việc sửa đổi Luật Đất đai.

Đầu tư Chứng khoán đã làm một cuộc thống kê về diễn biến của TTCK Việt Nam trong thời gian diễn ra các cuộc họp Quốc hội (xem bảng). Thống kê cho thấy, trong 26 kỳ họp Quốc hội được thống kê, chỉ số VN-Index có 10/26 lần tăng điểm và 16/26 lần giảm điểm. Chỉ số HNX-Index có 3/15 lần tăng điểm, 12/15 lần giảm điểm.

Khóa

Kỳ

họp

Thời gian họp

Quốc hội

% VN-Index

% HNX-Index

 VN-Index

ngay sau

bế mạc

%

13

4

22/10/2012 - 22/11/2012

 

 

 

 

13

3

21/5/2012 - 21/6/2012

-3,8%

-3,8%

 427,17

-0,9%

13

2

20/10/2011 - 26/11/2011

-5,1%

-8,6%

 383,31

0,0%

13

1

21/7/2011 - 6/8/2011

-4,0%

-5,6%

 396,41

-1,1%

12

9

21/3/2011 - 29/3/2011

-2,2%

-3,1%

 460,04

0,5%

12

8

20/10/2010 - 26/11/2010

-0,5%

-9,5%

 446,36

1,5%

12

7

20/5/2009 - 19/6/2010

25,4%

15,0%

 514,75

0,7%

12

6

20/10/2009 - 27/11/2009

-20,4%

-27,7%

 504,12

2,8%

12

5

20/5/2009 - 19/6/2009

15,8%

17,7%

 458,11

-3,6%

12

4

16/10/2008 - 15/11/2008

-10,3%

-11,2%

 345,05

-2,0%

12

3

6/5/2008 - 3/6/2008

-22,6%

-29,4%

 395,66

-1,4%

12

2

22/10/2007 - 21/11/2007

-10,5%

-10,3%

 977,17

0,6%

12

1

19/7/2007 - 4/8/2007

-10,2%

-5,1%

 883,90

-1,0%

11

11

20/3/2007 - 2/4/2007

-5,6%

-12,2%

 1.027,53

-2,6%

11

10

17/10/2006 - 29/11/2006

18,9%

15,5%

 633,05

2,7%

11

9

16/5/2006 - 29/6/2006

-9,3%

-16,9%

 515,59

0,6%

11

8

18/10/2005 - 29/11/2005

0,2%

 

 311,33

1,2%

11

7

5/5/2005 - 14/6/2005

0,4%

 

 246,07

0,1%

11

6

25/10/2004 - 3/12/2004

-1,9%

 

 228,93

0,0%

11

5

11/5/2004 - 15/6/2004

-1,3%

 

 249,29

-1,7%

11

4

21/10/2003 - 26/11/2003

20,9%

 

 162,92

0,8%

11

3

3/5/2003 - 17/6/2003

-0,6%

 

 151,73

0,0%

11

2

12/11/2002 - 16/12/2002

5,4%

 

 185,37

0,3%

11

1

19/7/2002 - 12/8/2002

0,1%

 

 189,78

-0,9%

10

11

15/3/2002 - 2/4/2002

5,6%

 

 202,16

-0,5%

10

10

20/11/2001 - 25/12/2001

-19,4%

 

 242,75

-2,1%

10

9

22/5/2001 - 29/6/2001

32,5%

 

 491,17

-1,8%

Tuy nhiên, ngay sau mỗi kỳ họp kết thúc, thị trường có tâm lý lạc quan hơn. Thống kê cho thấy, số lần thị trường tăng điểm ngay sau phiên bế mạc các kỳ họp Quốc hội là 12/26 lần, số lần giảm là 14/26 lần. Con số này cũng được giữ nguyên nếu tính sau 1 tháng kể từ khi bế mạc Quốc hội.

 

Nhận định của các CTCK

Trong bản tin phân tích TTCK, hầu hết các CTCK đều dua các thông tin quan trọng trong kỳ họp Quốc hội và đưa ra những lời khuyên trái chiều cho nhà đầu tư. Theo CTCK Hùng Vương (HVS): “Với diễn biến hiện tại, rõ ràng thị trường đang cần một động lực để bứt phá. Chúng tôi kỳ vọng thông tin tích cực từ kỳ họp Quốc hội diễn ra từ ngày 22/10 sẽ giúp cải thiện tình hình giao dịch trong các phiên tới”.

Thử tìm quy luật TTCK trong các kỳ họp Quốc hội ảnh 1

CTCK Bảo Việt nhận định: “Bên cạnh thông tin về chỉ số CPI, thông tin về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII cũng sẽ thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tại kỳ họp này, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán Ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2013 cũng sẽ được thông qua. Qua theo dõi diễn biến thị trường trong kỳ họp Quốc hội, chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư thường đứng ngoài quan sát và chờ đợi kết quả của kỳ họp. Trong giai đoạn này, thị trường thường có thanh khoản thấp, xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ”.

Còn CTCK Dầu khí (PSI) viết: “Các động thái chính sách giải quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế là vấn đề mà hầu hết các NĐT đều quan tâm và sẽ dần hé lộ trong những phiên họp Quốc hội tới. Trong ngắn hạn, NĐT nên tiếp tục thận trọng, hạn chế giải ngân tham gia, tuy nhiên có thể tiếp tục nắm giữ danh mục sẵn có và chờ đón thêm diễn biến các động thái định hướng chính sách 2013 trong những ngày sắp tới”.

Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2013 đang được Quốc hội xem xét:

 

* Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%.

 

* Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.

 

* Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%.

 

* Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP.

 

* Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%.

 

* Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP.

 

(Trích Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013)