Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thông tin miễn phí, vị đắng đầu tư

(ĐTCK) Trong thời đại thông tin bùng nổ trên mạng xã hội, lựa chọn, xử lý và kiểm chứng thông tin là việc làm khó khăn, nhưng các thông tin này ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định của nhà đầu tư.

Thông tin miễn phí, vị đắng đầu tư

Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Thế Minh, Phó giám đốc kiêm Trưởng nhóm Phân tích thị trường vốn, Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2016, mạng xã hội được các môi giới sử dụng làm công cụ để truyền thông chính sản phẩm của họ, khuyến nghị cho nhà đầu tư, tạo ra xu hướng và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư cũng như quyết định giao dịch. Thực tế, có công ty chứng khoán phát triển sản phẩm macbook, mạng xã hội chuyên dành cho các nhà đầu tư chứng khoán.

“Chứng khoán là thị trường nhạy cảm, tâm lý nhà đầu tư biến động nhanh, nên những thông tin nhạy cảm tung ra có thể tác động lớn đến thị trường, đặc biệt khi thị trường có thanh khoản lớn như hiện nay”, ông Minh nói.

Không để mạng xã hội dẫn dắt mình, đó là vấn đề mấu chốt nhất đối với các nhà báo trong thời buổi bùng nổ công nghệ và sự phát triển của Facebook như hiện nay   

Trên các diễn đàn, nhóm hoạt động của dân chơi chứng khoán trên mạng xã hội Facebook như “Bụi đời chợ chứng”, “Chí phèo chứng khoán”, “Chứng khoán lướt sóng thần”… hàng ngày tràn ngập thông tin về cổ phiếu. Những tin đồn về doanh nghiệp chưa được kiểm chứng cũng được các facebooker đưa lên nhóm bàn tán xôn xao, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường, trong đó không ít nhà đầu tư “xả hàng” khi thấy thông tin bất lợi.

Gần đây nhất là câu chuyện cháy kho vải của Công ty cổ phần Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) ngày 16/9. Ngay sau khi sự việc xảy ra, thông tin bất lợi về TCM ngập tràn mạng xã hội, nhà đầu tư liên tiếp đặt lệnh bán cổ phiếu. Tình trạng xả hàng diễn ra tương tự với cổ phiếu NTP của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, sau khi xảy ra vụ cháy tối 18/9.

Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, những nhà đầu tư bán ra cổ phiếu TCM và NTP ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy đã quá vội vàng, chưa kiểm chứng thông tin và bị ảnh hưởng bởi trào lưu đám đông trên mạng xã hội. Thực tế, cả hai đám cháy đều không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, nhưng tình trạng nhiễu loạn thông tin đã ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu.

Việc làm chủ thông tin phụ thuộc nhiều vào vị thế của nhà đầu tư, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn thường có phản ứng ngay lập tức trước thông tin được coi là “nặng ký”, dù chưa biết thực hư và hành động của họ thường là bán tháo khi thấy thông tin bất lợi.

“Bên cạnh những thông tin mà doanh nghiệp công khai minh bạch, nhà đầu tư nên tìm đến những thông tin trên Sở giao dịch, báo chí chính thống, các trang web uy tín…, đừng để mạng xã hội lái thông tin”, ông Minh nói.

Thực tế, “không có bữa ăn nào miễn phí”, nhiều nhà đầu tư đã nhận ra chân lý ấy sau nhiều lần vấp ngã từ những thông tin trên mạng xã hội mà đưa ra quyết định nóng vội, sai lầm.

Ông Cao Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Quản lý quỹ IPAAM cho biết, thông tin miễn phí có từ rất lâu trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, nhiều cổ phiếu gặp bất lợi trước những thông tin xấu cổ phiếu PVX của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, thậm chí bị hủy niêm yết như cổ phiếu PVA của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An.

Doanh nghiệp nhà nước: Công bố thông tin kiểu đánh đố

“Nhà đầu tư thường ví von, thủy triều lên, ai bơi càng mạnh, càng quyết liệt thì sẽ sống khỏe, nhưng khi thủy triều rút, sóng đánh mạnh thì mới biết giá trị thực của cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư có những bài học đắt giá trong tiếp nhận thông tin và đầu tư, nhưng lòng tham luôn lấn át và sai lầm luôn lặp lại”, ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, kênh truyền thông chính thống vẫn quan trọng nhất và báo chính thống có độc giả trung thành vì những giá trị mang lại. Sau thời gian đầu tư theo phong trào, trải qua những thăng trầm, nhà đầu tư sẽ nhận ra được đâu là kênh thông tin cần tìm đến.

Nhà báo không được để mạng xã hội dẫn dắt

Không để mạng xã hội dẫn dắt mình, đó là vấn đề mấu chốt nhất đối với các nhà báo trong thời buổi bùng nổ công nghệ và sự phát triển của Facebook như hiện nay.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng nhận xét, vẫn còn tình trạng báo chí bị mạng xã hội dẫn dắt, những bất cập trong việc sử dụng thông tin trên mạng xã hội của một số phóng viên, nhà báo và đề nghị các cơ quan báo chí phải nhìn thẳng vào những khiểm khuyết, bất cập đó, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ.

Ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam nhìn nhận, nhiều cơ quan báo chí đang “chạy” theo mạng xã hội, nhưng ở đây có hai mặt của một vấn đề.

Coi mạng xã hội là một kênh “tai mắt” của mình, theo dõi, tìm hiểu các thông tin, diễn biến vụ việc và đi kiểm chứng thông tin. Điều này có ý nghĩa tích cực trong nghiệp vụ khai thác thông tin. Nhưng ngược lại, có những áp lực cuốn theo không tốt, phóng viên, nhà báo không thể để mạng xã hội “lái” đi, hay phụ thuộc vào tính áp đặt trên mạng xã hội.

“Đừng để mạng xã hội dẫn dắt nhà báo, thông tin số đông chưa phải là chân lý, cần phải được kiểm chứng”, ông Trần Bá Dung nhấn mạnh.  

Tin bài liên quan