Quan điểm trên được Tập đoàn tài chính quốc tế IFC (IFC) chia sẻ tại diễn đàn An Toàn thực phẩm Quốc tế được tổ chức bắt đầu ngày 28/11 tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là việc thay đổi tư duy của người sản xuất.
Lấy ví dụ cụ thể trong ngành trồng lúa, ông Huỳnh Văn Thòn, CEO Lộc Trời Group cho biết: “Người nông dân chỉ cần đầu tư thêm 300 đồng/kg lúa gạo là họ có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của quy trình trồng đúng kỹ thuật.
Tuy nhiên, việc làm này kéo theo chi phí và giá sản phẩm tăng thêm vài ngàn đồng nên họ không mặn mà. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng khó có thể ủng hộ do yếu tố giá cả thiếu cạnh tranh.
Do đó, quan trọng là làm cho người tiêu dùng tin vào sản phẩm và chấp nhận mức giá cao hơn để khuyến khích người nông dân tạo ra sản phẩm an toàn".
Một yếu tố quan trọng nữa trong ngành nông sản, thực phẩm nói chung, đó là kiểm soát lượng thuốc bảo về thực vật.
Ông Kohei Sakata, Giám đốc Công ty TNHH Bayer Vietnam cho biết: "Có rất nhiều công nghệ để hỗ trợ cho người nông dân mà chúng tôi tạo ra, vừa giúp nâng cao chất lượng cây trồng, vừa kiểm soát được hàm lượng thuốc. Đây là những giải pháp phù hợp phòng tránh việc người nông dân sử dụng sai thuốc hoặc quá liều".
"Đối với kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ như tại Việt Nam thì có thể gom thành 1 nhóm hộ dùng chung các sản phẩm công nghệ cao để tiết kiệm chi phí, đồng thời, nâng cao được giá trị gia tăng sản phẩm", ông Kohei Sakata chia sẻ kinh nghiệm.
Cuối cùng là việc tổ chức đầu ra sản phầm.
Tại diễn đàn, bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết: “Thông qua IFC, chúng tôi muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực và áp dụng các hệ thống quản lý hiệu quả trong sản xuất thực phẩm an toàn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó giúp tiếp cận các thị trường mới và mở rộng hoạt động kinh doanh.”