Thị trường tài chính 24h: Triển vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng dự báo tăng 25-30%

Thị trường tài chính 24h: Triển vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng dự báo tăng 25-30%

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm hơn 10 điểm; Gói hỗ trợ lãi suất và sức ép thanh khoản; Cổ phiếu “vua” vẫn triển vọng; Cổ phiếu phòng thủ có thể thoái trào; CEO JPMorgan Chase cảnh báo các nhà đầu về một 'cơn bão' kinh tế…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/6 tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 68,55 – 69,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 9,1 USD lên mức 1.846,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về quanh 1.830 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,22 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.066 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.070 – 23.350 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 29.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã phục hồi, nhưng vẫn còn yếu và chỉ chạm gần 29.900 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,81 USD (-2,44%), xuống 112,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 3,03 USD (-2,61%), xuống 113,26 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm hơn 10 điểm

Không thể tìm được nhóm cổ phiếu dẫn dắt và đối diện với áp lực lớn tại lực cản 1.300 điểm, VN-Index đã quay đầu điều chỉnh khá mạnh trong phiên chiều, có thời điểm chỉ số đã rơi 16 điểm, trước khi thu hẹp đà giảm ở những phút cuối.

Tác nhân chính kéo lùi chỉ số ở phiên này phần lớn đến từ nhóm bluechip, HPG -3,5%, STB -3,1%, POW -2,9%, KDH -2,4%, PLX -2,2%, VJC -2%.

Ở chiều ngược lại, PNJ là trụ đỡ chính cho thị trường, với mức tăng 5% lên 123.200 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, không nhiều cổ phiếu đi ngược xu hướng, nhưng đáng kể có CSV, GIL, MIG, PET, khi đều đóng cửa ở mức giá trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 19,11 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 552,54 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/6: VN-Index giảm 10,90 điểm (-0,84%), xuống 1.288,62 điểm; HNX-Index giảm 3,59 điểm (-1,14%), xuống 311,77 điểm; UpCoM-Index giảm 0,78 điểm (-0,82%), xuống 94,32 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Ba chỉ số chính của Phố Wall giảm điểm vào thứ Tư (1/6), khi các nhà đầu tư đặt cược rằng dữ liệu kinh tế mới nhất sẽ không làm gì để Fed thu hẹp chương trình tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Dữ liệu cho thấy chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Mỹ đạt 56,1 điểm trong tháng 5, tăng cao hơn so với tháng trước đó. Trong khi đó, số lượng việc làm mới giảm mạnh trong tháng 4, nhưng vẫn ở ngưỡng cao so với lịch sử.

Theo giới phân tích, những dữ liệu kinh tế tích cực như vậy thông thường được các nhà đầu tư chào đón, nhưng hiện tại, họ lại phản ứng ngược lại, có lẽ bởi vì họ cho rằng quá trình tăng lãi suất của Fed vẫn chưa có tác động đủ lớn trong việc kéo giảm lạm phát.

Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones giảm 176,89 điểm (-0,54%), xuống 32.813,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 30,92 điểm (-0,75%), xuống 4.101,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 86,93 điểm (-0,72%), xuống 11.994,46 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm theo chân phố Wall đêm qua, với nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và công nghệ dẫn đầu đà đi xuống.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,16% xuống 27.413,88 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,63% xuống 1.926,39 điểm.

Chăm sóc sức khỏe và công nghệ là những ngành hoạt động kém nhất trên Nikkei 225, lần lượt giảm 1,51% và 1,14%.

Một người tham gia thị trường tại một công ty chứng khoán trong nước cho biết: “Trong môi trường biến động giá dầu và tỷ giá hối đoái, cộng thêm động thái lợi suất dài hạn của Mỹ, rất khó giao dịch bùng nổ để kéo thị trường đi lên”.

Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, khi sự phấn khích ban đầu về các biện pháp kích thích bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế đã bị phai nhạt đáng kể bởi những lo ngại của nhà đầu tư về chính sách Zero Covid của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,42% lên 3.195,46 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,16% lên 4.089,57 điểm.

Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết họ sẽ tăng hạn ngạch tín dụng cho các ngân hàng chính sách thêm 800 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD) để họ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

“Với các biện pháp thường xuyên được đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế, cổ phiếu A đã ghi nhận mức phục hồi lớn nhất trong tháng 5 kể từ đợt điều chỉnh. Thị trường có thể chứng kiến ​​hiệu suất giới hạn trong phạm vi vào tháng 6, nhưng chúng tôi không bi quan, giờ đen tối nhất đã qua”, Chen Mengjie, chiến lược gia trưởng tại Yuekai Securities cho biết.

“Nhưng sự không chắc chắn liên quan đến chính sách Zero Covid vẫn còn, chúng tôi nhận thấy rủi ro lớn đối với dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc là 3,9% cho năm 2022,” Nomura cho biết trong một lưu ý.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi vẫn chịu ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ và bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,0% xuống 21.082,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,06% xuống 7.267,57 điểm.

Các cổ phiếu công nghệ được niêm yết tại Hồng Kông giảm 0,8%, trong đó gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba giảm 2,4%.

Các nhà phát triển đại lục kinh doanh tại Hồng Kông giảm 2,3%

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do lo ngại rằng lạm phát bất thường và thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 26,91 điểm, tương đương 1,00% xuống 2.658,99 điểm.

Dữ liệu kinh tế từ khu vực đồng euro và Mỹ làm dấy lên lo lắng về áp lực lạm phát, trong khi các nhà đầu tư cũng chốt lời sau đợt tăng gần đây, nhà phân tích Seo Jung-hun của Samsung Securities cho biết.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát của khu vực tư nhân cho thấy tăng trưởng hoạt động nhà máy của nước này đã chậm lại trong tháng 5 do sản lượng và đơn đặt hàng xuất khẩu giảm, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn do các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 của Trung Quốc.

Kết thúc phiên 2/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 44,01 điểm (-0,16%), xuống 27.413,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,30 điểm (+0,42%), lên 3.195,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 212,81 điểm (-1,00%), xuống 21.082,13 điểm. Chỉ số Kospi Tại Hàn Quốc giảm 26,91 điểm (-1,00%), xuống 2.658,99 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Gói hỗ trợ lãi suất và sức ép thanh khoản

Trong khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán vẫn hấp dẫn, các ngân hàng đang nâng lãi suất tiết kiệm để thu hút tiền gửi nhằm phục vụ nhu cầu tín dụng tăng cao..>> Chi tiết

- Cổ phiếu “vua” vẫn triển vọng

Tuy có sự điều chỉnh theo xu hướng chung của thị trường, nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá triển vọng khi lợi nhuận năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 25-30% và mức độ bao phủ nợ xấu cao nhờ chủ động trích lập dự phòng rủi ro..>> Chi tiết

- Cổ phiếu phòng thủ có thể thoái trào

Khi thị trường giảm điểm, nhóm “cổ phiếu phòng thủ” được nhà đầu tư quan tâm, nhưng gần đây, dấu hiệu phục hồi xuất hiện, dòng tiền dần chuyển sang các “cổ phiếu thị trường”..>> Chi tiết

- CEO JPMorgan Chase cảnh báo các nhà đầu về một 'cơn bão' kinh tế

CEO JPMorgan Chase cho rằng xung đột tại Ukraine sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường hàng hóa toàn cầu, có khả năng đẩy giá dầu lên từ 150 USD/thùng tới 175 USD/ thùng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan