Thị trường tài chính 24h: Tiền ngoại chảy ồ ạt, chứng khoán thăng hoa

Thị trường tài chính 24h: Tiền ngoại chảy ồ ạt, chứng khoán thăng hoa

(ĐTCK) Vn-Index tăng phiên đầu tuần; Tháng 8, cơ hội với thị trường chứng khoán rộng mở; Vốn ngoại “săn mồi” nhiều công ty tư nhân; Chiến lược nào giúp nhà đầu tư chiến thắng trong nửa cuối năm 2017?; Lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm có thể tăng chậm lại; Lạc quan triển vọng kinh tế quý III; Chứng khoán thế giới trái chiều; Cuộc chiến dầu mỏ chưa có hồi kết...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng

Trong phiên giao dịch sáng, với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đà tăng lan rộng ra nhóm chứng khoán và một số mã lớn khác.

Tuy nhiên, đúng như nhận định, áp lực chốt lời ngắn hạn gia tăng khi chỉ số này tiến tới ngưỡng cản 780 điểm, khiến VN-Index chịu rung lắc.

Bước vào phiên giao dịch chiều, không còn lực cản nào đủ mạnh, VN-Index bứt tăng ngay từ đầu phiên và nới rộng đà tăng dần theo thời gian, vượt qua ngưỡng cản 780 điểm một cách dễ dàng và hướng tới mức đỉnh cũ vào ngày 7/7 là  783,73 điểm

Dù vậy, với lực kéo từ từ VNM, BHN, PLX, DMP, MWG, nhóm cổ phiếu thép, VN-Index đã không thể chinh phục lại được mức đỉnh này.

Lực bán ra rất mạnh, đa số các mã nhỏ trên sàn HOSE đều giảm, trong đó có nhiều mã còn dư bán sàn khá lớn.

FLC giảm 3,51%; OGC giảm 3,51%. HQC, ITA, KBC, KSH, HHS… cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ. TNI thoát mức sàn, thì lại có thêm DLG, QCG gia nhập cùng VHG, FCM.

HSG đứng ở mức sàn 28.000 đồng/cổ phiếu

Trong khi POM kịp thoái mức giá sàn 15.850 đồng khi đóng cửa ở mức 15.950 đồng (-6,18%).

Dù không tiêu cực như HSG và POM, nhưng HPG, TLH, NKG, thậm chí DTA cũng quay đầu đóng cửa dưới tham chiếu.

Dù có nhiều mã nhỏ bị bán mạnh, nhưng cũng có không ít mã nổi sóng như HAR, HAI, IJC, LCM, BWE, CMX, ANV, SGT, VID, ASP.

Trong nhóm cổ phiếu lớn, cổ phiếu ngân hàng nới rộng đà tăng với BID tăng 5,72%, MBB tăng 1,28%, STB tăng 2,34%, CTG tăng 4,62%, VCB tăng 0,67%, chỉ có EIB đảo chiều giảm 4,53%.

GAS tăng 1,79%, SAB đảo chiều tăng 0,59%, VIC tăng 0,67%, MSN đảo chiều tăng 3,13%, ROS tăng 0,55%, BVH tăng 2,6%.

Trong khi đó, bất chấp vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2017 với lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, NVL vẫn đảo chiều ngoạn mục để đóng cửa với mức tăng 1,35%. Sắc xanh cũng xuất hiện tại nhóm chứng khoán (SSI, HCM, CTS), PVD, VJC, CII, REE…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 7,06 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 243,19 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 990.505 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,56 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 291.695 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 10,73 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 31/7: VN-Index tăng 6,46 điểm (+0,83%), lên 783,55 điểm; HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,49%), lên 101,05 điểm; UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,02%), lên 56,43 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.504 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục có diễn biến trái chiều trong phiên cuối tuần trước. Trong khi Dow Jones duy trì đà tăng để thiết lập đỉnh cao mới nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng của Chevron, thì S&P và Nasdaq tiếp tục giảm.

Trong đó, S&P giảm do tác động từ kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp lớn như Amazon, Exxon và Starbucks, còn Nasdaq chưa lấy lại được tinh thần sau phiên giảm mạnh trước đó do sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Kết thúc phiên 28/7: chỉ số Dow Jones tăng 33,76 điểm (+0,15%), lên 21.830,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,32 điểm (-0,13%), xuống 2.472,10 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 7,51 điểm (-0,12%), xuống 6.374,68 điểm.

Phố Wall tiếp tục có sự trái chiều trong tuần qua, nhưng với chiều ngược lại hoàn toàn so với tuần trước. Trong khi Dow Jones lấy lại đà tăng mạnh 1,16% sau khi điều chỉnh nhẹ 0,27% tuần trước, thì S&P 500 và Nasdaq đều đảo chiều giảm nhẹ với mức giảm lần lượt 0,02% và 0,2%.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản giảm nhẹ do cổ phiếu hạng nặng SoftBank và Fanuc bị bán tháo đã được bù đắp phần nào bởi các cổ phiếu thép và các công ty khác có lợi nhuận lạc quan.

Chỉ số Nikkei giảm 0,2%, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 15/6. Trong tháng, chỉ số Nikkei đã giảm 0,5%.

Nhà sản xuất robot Fanuc Corp giảm 3,1% do lợi nhuận được dự đoán giảm, trái với các phân tích trước đó là sẽ tăng. SoftBank Group Corp giảm 2,3%.

Hai cổ phiếu này đã “góp phần” làm chỉ số chuẩn giảm 51 điểm.

Topix giảm 0,2% xuống còn 1.618,61 điểm, nhưng tính chung trong tháng  tăng 0,4%.

Takuya Takahashi, nhà chiến lược của Daiwa Securities cho biết "Cả hai chất xúc tác tích cực và tiêu cực đều xuất hiện trên thị trường hôm nay, tuy nhiên nhờ một số công ty thu được lợi nhuận cao, sự suy giảm của thị trường đã được hãm lại”.

Cổ phiếu Seiko Epson Corp tăng 4,8%.

Các nhà sản xuất thép đã tăng mạnh sau những khoản thu nhập vững chắc.

Kobe Steel tăng 8,9% và Nippon Steel và Sumitomo Metal tăng 3,1%.

Điều đó đã làm cho chỉ số theo dõi ngành thép của Tokyo Stock Exchange đạt mức tốt nhất trong số 33 ngành công nghiệp phụ trợ của TSE, tăng 2,2%.

Hitachi tăng 5,3%. Dược phẩm Takeda tăng 3,4%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, khi các nhà đầu tư đổ xô vào các công ty tài nguyên, do dự báo doanh thu nửa đầu năm sẽ tăng lên.

Chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,5%, lên mức 3.737,87 trong khi Shanghai Composite Index tăng 0.6%

Trong tháng, CSI300 tăng 2,0%, trong khi SSEC tăng 2,5%.

Thị trường đã có phản ứng ảm đạm với số liệu chính thức được công bố vào hôm thứ hai, cho thấy sự tăng trưởng sản xuất tháng 7 ở Trung Quốc chỉ tăng nhẹ, khi  xuất khẩu giảm.

Chỉ số PMI đứng ở mức 51,4 trong tháng 7, giảm so với mức 51,7 của tháng trước, nhưng vẫn cao hơn ngưỡng tâm lý 50 điểm.

Trung Quốc có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn kỳ vọng là 6,9% trong nửa đầu năm, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ về xây dựng cơ bản, xuất khẩu hồi phục và doanh số bán lẻ tăng mạnh.

Trong phiên  nầy, cổ phiếu nguyên liệu vượt lên trên thị trường chung, với chỉ số vật liệu tăng 4% lên mức cao gần 3 năm.

Chứng khoán Hồng Kông đóng cửa ở mức cao trong 25 tháng, tăng mạnh nhờ các công ty nguồn lực kép được dự báo sẽ tăng trong nửa đầu năm.

Chỉ số Hang Seng tăng 1,3%, trong khi chỉ số theo dõi Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,7%, lên 10.827,84 điểm.

Trong tháng, HSI tăng 6,1%, trong khi HSCE tăng 4,5%.

Dòng vốn chảy vào từ các nhà đầu tư đại lục thông qua chương trình kết nối chứng khoán liên kết Hồng Kông và đại lục đã giúp góp phần vào sự phục hồi của các cổ phiếu Hồng Kông.

Trung Quốc Shenhua (hình thức công ty DLCs) đã tăng 3,7% sau khi nhà sản xuất than lớn nhất của nước này cho biết dự kiến lợi nhuận nửa đầu năm sẽ tăng mạnh.

Tập đoàn Tencent tăng 2,8% lên mức cao kỷ lục, qua thúc đẩy ngành công nghệ thông tin, tăng 2,3%.

Kết thúc phiên 31/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 34,66 điểm (-0,17%), xuống 19.925,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 344,60 điểm (+1,28%), lên 27.323,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 19,79 điểm (+0,61%), lên 3.273,03 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,13 - 36,35 triệu đồng/lượng, giảm thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.  

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.432 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm có thể tăng chậm lại

Những ngân hàng đầu tiên công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2017 đã cho thấy những khoản lãi ấn tượng.

Nhưng triển vọng kinh doanh của ngành này trong nửa cuối năm, theo nhiều chuyên gia dự báo, có thể kém sáng.. >> Chi tiết

-  Tháng 8, cơ hội với thị trường chứng khoán rộng mở

 7 tháng đầu năm 2017, VN-Index có 5 tháng tăng điểm và 2 tháng giảm điểm. Về mặt chỉ số, VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 16% và 24%, là một trong thị trường tăng tốt nhất châu Á.

Sau những phiên biến động mạnh trong tháng 7, cơ hội nào cho nhà đầu tư khi thị trường bước sang tháng 8?.>> Chi tiết

Vốn ngoại “săn mồi” nhiều công ty tư nhân

Hơn 1 tỷ USD là giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vốn Việt Nam 6 tháng đầu năm nay, tính trên cả giá trị cổ phiếu và trái phiếu.. >> Chi tiết

Chiến lược nào giúp nhà đầu tư chiến thắng trong nửa cuối năm 2017?

Tuần qua, đầu tư cổ phiếu tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong nhóm các lớp tài sản gồm trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ.

Tuy nhiên, những dịch chuyển đáng chú ý ở thị trường hàng hóa và tiền tệ có thể ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của loại hàng hóa này.. >> Chi tiết

Lạc quan triển vọng kinh tế quý III

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vừa ghi nhận mức tăng trưởng 6,2% trong 6 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý III.

Riêng ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 10,5% trong 6 tháng.. >> Chi tiết

Cuộc chiến dầu mỏ chưa có hồi kết

Sau cam kết hồi đầu năm nay “sẽ làm mọi điều có thể” để tái cân bằng thị trường dầu mỏ, cuối cùng thì Ả rập Xê út, thành viên chủ chốt giữ vai trò hoạch định chính sách trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng thông báo sẽ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu trong tháng 8 xuống còn 6,6 triệu thùng/ngày. >> Chi tiết

Tin bài liên quan