Phiên sáng nay, dù có chút thận trọng khi VN-Index đã có 5 phiên tăng liên tiếp, nhưng dòng tiền nhập cuộc khá tích cực. Cùng với nhiều mã vừa và nhỏ hồi phục, VNM và dòng bank khởi sắc, đã giúp VN-Index vượt qua mốc 865 điểm.
Bước sang phiên chiều, nhóm cổ phiếu bluechip với điểm tựa vững chắc VNM tiếp tục giúp thị trường duy trì đà tăng ổn định.
VNM được kéo lên kịch trần với các lệnh mua giá cao được đẩy vào ồ ạt, đặc biệt là việc gom mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.
Kết phiên, VNM tăng 7% lên mức giá trần 173.800 đồng/CP, khớp lệnh 9,27 triệu đơn vị và được khối ngoại mua 8,48 triệu đơn vị.
Trong khi VNM bùng nổ thì nhiều mã lớn khác lại hạ độ cao như VCB về mốc tham chiếu; VIC đảo chiều giảm 3,79%; SAB giảm 0,58% … khiến VN-Index chưa thể chinh phục “ngọn núi” 870 điểm.
VRE vẫn duy trì sắc tím với mức tăng 7%, đóng cửa tại mức giá 43.350 đồng/CP và lượng dư mua trần hơn 21,91 triệu đơn vị.
ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt mã cũng được kéo lên kịch trần như HAI, PVT, DRC, CSM, LSS, NVT…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 14,18 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.577,72 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 257.604 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,85 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,37 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 25,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/11: VN-Index tăng 7,81 điểm (+0,91%), lên 868,21 điểm; HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,48%), lên 106,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 52,84 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.648 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau khi liên tiếp có các phiên tăng nhẹ để thiết lập đỉnh cao mới, phố Wall đã đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Năm do ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghệ và nhà đầu tư lo lắng về việc Thương viện Mỹ trì hoãn kế hoạch giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% mà Hạ viện thông qua trước đó.
6 trong 11 chỉ số S&P giảm điểm, trong đó giảm mạnh có ngành công nghiệp giảm 1,28%, công nghệ giảm 0,85%.
Các đại gia công nghệ như Apple, Microsoft, Alphabet (công ty mẹ của Google), Oracle và Facebook nằm trong số các cổ phiếu gây sức ép mạnh nhất lên thị trường.
Về dữ liệu kinh tế, theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần trước đã tăng thêm 10.000 người, lên 239.000 người, cao hơn con số 231.000 mà giới phân tích dự báo.
Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức 300.000 người và vẫn cho thấy thị trường lao động đang lành mạnh.
Kết thúc phiên 9/11, chỉ số Dow Jones giảm 101,42 điểm (-0,43%), xuống 23.461,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,76 điểm (-0,38%), xuống 2.584,62 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 39,06 điểm (-0,58%), xuống 6.750,05 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giao dịch dưới tham chiếu trong cả phiên, với cổ phiếu công nghệ bị tổn thương đã làm lực kéo lùi thị trường sau khi các công ty cùng ngành trên phố Wall đêm qua sụt giảm mạnh.
Chỉ số Nikkei giảm 0,8% xuống còn 22.681,42 điểm. Tuy nhiên, trong tuần vẫn cộng thêm được 0,6%.
Trong phiên, Toshiba Corp mất 5,1% sau khi báo chí đưa tin rằng họ đang cân nhắc tăng vốn cổ phần lên 600 tỷ yên (5,3 tỷ USD) bằng cách chào bán cổ phần mới.
Bridgestone Corp đã giảm 7,7% sau khi cắt giảm dự báo lợi nhuận xuống còn 430 tỷ yên (3,79 tỷ USD), giảm 4,3% so với trước đó.
Các cổ phiếu liên quan đến ngành sản xuất chip bị mất điểm, với Tokyo Electron Ltd rớt 1,5% và Advantest Corp giảm 2,3%.
Tuy nhiên, Sumco Corp đã tăng 10% lên mức cao nhất trong 9 năm qua khi hãng sản xuất silicon có độ tinh khiết cao này điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận ròng trong năm kết thúc vào tháng 12/2017 lên 24,6 tỷ Yên, tăng 273,4% sau khi giá silicon wafer tăng.
Công ty xây dựng Kumagai Gumi Co giảm 13,7% do cổ đông lo lắng về pha loãng cổ phiếu khi đã thông báo liên kết với với Sumitomo Forestry phát hành 9,1 triệu cổ phiếu mới trong khuôn khổ hợp tác kinh doanh.
Subaru Corp mất 1,3% sau khi nhà sản xuất này dự định thu hồi khoảng 400.000 xe tại Nhật Bản trong tháng này sau khi phát hiện ra rằng họ đã làm không đúng các thủ tục kiểm tra lần cuối cùng trước khi xuất xưởng tại các nhà máy trong nước.
Chỉ số blue-chips của Trung Quốc tăng mạnh và đóng cửa ở mức cao nhất trong 27 tháng, với tâm lý hứng khởi bởi Bắc Kinh sẽ dỡ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty tài chính.
Chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty tài chính trong nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận sâu rộng vơi đối với thị trường dịch vụ tài chính khổng lồ của châu Á.
Thị trường cũng được khuyến khích bởi kết quả của hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập, với các thỏa thuận ghi nhớ trị giá 250 tỷ USD.
Chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,9%, lên 4.111,91 điểm trong khi Shanghai Composite Index tăng 0,1% lên 3.432,67 điểm.
Trong tuần, CSI300 tăng 3%, SSEC tăng 1,8%.
Trong tuần, khu vực tiêu dùng tỏ ra vượt trội với mức tăng 5,6%.
Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc tăng 9%, dẫn đầu về trong lĩnh vực tài chính.
Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, nhưng có một tuần tăng điểm.
Chỉ số Hang Seng giảm chưa đến 0,1%, xuống còn 29.120,92 điểm, trong khi chỉ số của các doanh nghiệp Trung Quốc (HSCE) không thay đổi ở mức 11.745,81 điểm.
Trong tuần, chỉ số Hang Seng tăng 1,8%, và HSCE tăng 1,2%.
Sự gia tăng thị trường trong tuần qua đã được hỗ trợ bởi dòng tiền từ đại lục thông qua chương trình kết nối Thượng Hải – Hồng Kông. Lượng mua ròng của nhà đầu tư Trung Quốc trong tuần này đã đạt gần 9 tỷ NDT (1,36 tỷ USD), gần gấp đôi tuần trước.
Hoạt động của ngành diễn biến trái chiều với cổ phiếu tài chính và viễn thông tăng, nhưng cổ phiếu năng lượng giảm.
Kết thúc phiên 10/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 187,29 điểm (-0,82%), xuống 22.681,42 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 15,65 điểm (-0,05%), xuống 29.120,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,88 điểm (+0,14%), lên 3.432,67 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, giảm đúng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.465 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất cho vay mới nhúc nhắc giảm
Với chủ trương chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ngành ngân hàng đang từng bước cắt giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào vẫn cao nên chưa thể giảm mạnh..>> Chi tiết
- Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán (Kỳ 3): Né nguy cơ giảm dây chuyền từ các tổng kho
Với khả năng giá cổ phiếu lao dốc không phanh khi các tổng kho bán giải chấp, nhà đầu tư cần làm gì để tránh được nguy cơ “cháy” tài khoản?..>> Chi tiết
- "Sóng APEC" có lặp lại?
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (APEC 2017) diễn ra tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng..>> Chi tiết
- SCIC tổng động viên kho: Cơ hội lớn hốt blue-chip
Áp lực thoái vốn nhà nước đang khá cao, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả trong 2 tháng cuối năm..>> Chi tiết
- Đấu giá VNM: Một nhà đầu tư bỏ gần 9.000 tỷ đồng mua toàn bộ 48,3 triệu cổ phiếu
Chiều 10/11, buổi đấu giá chào bán 48,3 triệu cổ phiếu VNM (tương đương 3,33% vốn điều VNM) do SCIC sở hữu đã diễn ra tại HOSE..>> Chi tiết
- Những ngôi sao tại APEC CEO Summit 2017
Trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, sự kiện được các thành viên thị trường quan tâm bậc nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp APEC 2017 (APEC CEO Summit 2017)..>> Chi tiết