Nhóm ngân hàng cùng nhiều mã lớn gây sức ép đến chỉ số
Việc vận hành bộ chỉ số chưa đem đến hiệu ứng tích cực, khi thị trường tiếp tục chịu sức ép trong phiên hôm nay, VN-Index chỉ giữ được sắc xanh nhạt sau nửa phiên sáng, sau đó dần thoái lui và về mức gần thấp nhất ngày khi đóng cửa gần 1.003 điểm, chủ yếu do các bluechip, cổ phiếu lớn cùng nhóm ngân hàng gây ảnh hưởng.
Dòng bank là nhân tố chính với VCB -2,3%, TCB -1,8%, BID -1,7, CTG -1,4%, VPB, STB, MBB, EIB cũng đều mất giá.
Bên cạnh đó, VNM -1,8%, VIC -1,3%, cùng các BVH, MWG, NVL, MSN, PLX… cũng giảm và gây sức ép.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC -3,1% và khớp lệnh 13,35 triệu đơn vị. TSC, MCG tiếp tục nằm sàn, còn HAI đã lấy lại sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 815.110 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 87,11 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 18/11: VN-Index giảm 7,12 điểm (-0,7%), xuống 1.002,91 điểm; HNX-Index giảm 0,88 điểm (-0,83%), xuống 105,15 điểm; UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,15%), xuống 56,91 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi sắc trong phiên 15/11 nhờ dữ liệu cho thấy, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 10 tăng 0,3% so với tháng 9. Tuy nhiên, con số của tháng 9 bị điều chỉnh thành giảm 0,3%. Con số vừa công bố cao hơn chút ít so với mức dự báo tăng 0,2% của các nhà kinh tế.
Dựa trên các con số vừa công bố, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng tiêu dùng của Mỹ trong quý IV chỉ là 1,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý III.
Trong tuần, Dow Jones tăng 1,17% tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Trong khi đó, S&P 500 tăng 0,89%, tuần tăng thứ 6 liên tiếp và Nasdaq tăng 0,77%, tuần tăng thứ 7 liên tiếp.
Kết thúc phiên 15/11, chỉ số Dow Jones tăng 222,93 điểm (+0,80%), lên 28.004,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,83 điểm (+0,77%), lên 3.120,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 61,81 điểm (+0,73%), lên 8.540,83 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ sự lạc quan của giới đầu tư tại các thị trường lớn. Thông tin tích cực hỗ trợ là Z Holdings và Line Corp chính thức thông báo sáp nhập.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei tăng 0,49% lên 23.416,76 điểm. Topix tăng 0,24% lên 1.700,72 điểm.
Z Holdings, trước đây là Yahoo Nhật Bản và Line Corp đã tăng lần lượt 1,2% và 2,2%, sau khi hai bên chính thức tuyên bố kế hoạch sáp nhập để tạo công ty công nghệ trị giá 30 tỷ USD ngay trước khi thị trường mở cửa.
Các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn cũng tích cực sau khi Tập đoàn Applied Material dự báo doanh thu và lợi nhuận quý tới trên mức ước tính của Phố Wall do kỳ vọng sẽ có nhiều khách hàng nâng cấp thiết bị của trước khi triển khai 5G tại các thị trường trọng điểm.
Theo đó, Advantest tăng 3,7%, Disco Corp tăng 2,9% và Tokyo Electron tăng 1,8%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, do giới đầu tư hy vọng sẽ có nhiều biện pháp kích thích hơn từ Bắc Kinh để thúc đẩy nền kinh tế chậm lại, sau động thái cắt giảm lãi suất cho vay liên ngân hàng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,62% lên 2.909,20 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,8%, lên 3.907,93 điểm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bất ngờ quyết định hạ lãi suất đối với hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày (tức là lãi suất ngân hàng trung ương phải trả để vay từ các ngân hàng thương mại trong nước) 0,05% xuống 2,5%. Lần cắt giảm đầu tiên trong hơn 4 năm và được giới đầu tư hoan nghênh.
Chứng khoán Hồng Kông tăng khá mạnh nhờ lực cầu bắt đáy khi sau giảm sâu vào tuần trước. Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế yếu kém cũng kích thích những hy vọng về các biện pháp kích thích mới để vực dậy Thành phố.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,35% lên 26.681,09 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,26% lên 10.556,56 điểm.
Dữ liệu mới được công bố và xác nhận cho thấy, Hồng Kông đã chìm vào suy thoái lần đầu tiên trong 1 thập kỷ trong quý vừa qua với mức giảm 3,2%, do ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc biểu tình, cũng như tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định bán sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên sau hơn 4 năm và những lo ngại về tình hình ở Hồng Kông.
Kết thúc phiên 18/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 113,44 điểm (+0,49%), lên 23.416,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 17,86 điểm (+0,62%), lên 2.909,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 354,43 điểm (+1,35%), lên 26.681,09 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 1,49 (-0,07%), xuống 2.160,69 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng giảm khá mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên cuối tuần qua giảm 3,3 USD xuống 1.467,9 USD/ounceUSD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục giảm và về dưới 1.458 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng lại giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán raso với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,19 – 41,43 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.140 đồng, giảm 4 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
Cuối năm vốn là thời điểm kinh doanh cao điểm, nên các ngân hàng thường tập trung đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn..>> Chi tiết
- Thời của cổ phiếu chứng khoán đang trở lạiThanh khoản thị trường tăng mạnh khi VN-Index vượt mức 1.000 điểm, thị giá nhiều cổ phiếu chứng khoán có sự bứt phá trong kỳ vọng khối CTCK sẽ có lợi nhuận tốt trở lại trong quý cuối năm..>> Chi tiết
- Những cổ phiếu có dấu hiệu sáng hơn
Thị trường ghi nhận một số doanh nghiệp có sự cải thiện về kết quả kinh doanh, hoặc các chỉ số tài chính trong báo cáo quý III/2019. Câu chuyện riêng của mỗi doanh nghiệp có thể thu hút dòng tiền vào cổ phiếu..>> Chi tiết
- Chứng khoán phái sinh: Mẫu hình nến “rút chân
Sự đuối sức của các cổ phiếu vốn hóa lớn và dòng tiền mua mới không có sự cải thiện thêm, khiến thị trường chịu nhiều áp lực, nhưng diễn biến phái sinh trong tuần qua đang phản ánh kỳ vọng tích cực..>> Chi tiết
- Định giá 1.700 tỷ USD, “bom tấn” Saudi Aramco không IPO ở nước ngoài
Dù được định giá thấp hơn nhiều so với mức 2.000 tỷ USD Thái tử Saudi Arabia đặt ra, gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco vẫn có khả năng tạo ra thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới..>> Chi tiết