Thị trường tài chính 24h: P/B toàn ngành chứng khoán đang về vùng đáy của năm 2023

Thị trường tài chính 24h: P/B toàn ngành chứng khoán đang về vùng đáy của năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Những vấn đề đáng lưu tâm phía sau biến động CASA; Cổ phiếu chứng khoán về vùng hấp dẫn; Fed nhất trí một số thay đổi mở đường cho cắt giảm lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 22/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 79,00 – 81,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,9 USD xuống 2.512,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng 2.505 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,23 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.245 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.780 – 25.120 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ 58.900 lên 60.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên gần 61.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,04 USD (+0,06%), lên 71,97 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,15 USD (+0,20%), lên 76,15 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Sau phiên sáng tương đối ảm đạm, giao dịch trở lại trong phiên chiều tiếp diễn trạng thái này với rất ít diễn biến đáng chú ý nào trên bảng điện tử, khi nhà đầu tư vẫn đứng ngoài khiến thanh khoản thị trường trở lại mức thấp.

Chỉ số VN-Index giằng co nhẹ ở ngay dưới vùng tham chiếu và đóng cửa giảm điểm không đáng kể.

Kết thúc phiên giao dịch 22/8: VN-Index giảm 1,27 điểm (-0,10%), xuống 1.282,78 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,02%), lên 238,47 điểm; UpCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%), lên 94,49 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ nối tiếp đà tăng trong phiên thứ Tư (21/8), khi dữ liệu việc làm của Mỹ được điều chỉnh giảm mạnh cho thấy thị trường lao động chậm lại, củng cố hy vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới.

Bộ Lao động Mỹ đã công bố số liệu điều chỉnh và cho thấy nền kinh tế số một thế giới tạo ra ít hơn 818.000 việc làm so với báo cáo ban đầu trong giai đoạn 12 tháng tính đến tháng 3/2024.

Kết thúc phiên 21/8: Chỉ số Dow Jones tăng 55,52 điểm (+0,14%), lên 40.890,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,73 điểm (+0,42%), lên 5.620,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 102,05 điểm (+0,57%), lên 17.918,99 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong ba tuần, ảnh hưởng tích cực từ phiên đêm qua trên Phố Wall, với các cổ phiếu công nghệ và bán dẫn đầu mức tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei tăng 0,68% lên 38.221,01 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,25% lên 2.671,40 điểm.

Phiên này, cổ phiếu lớn Fast Retailing, tăng 2,5% và dẫn đầu đà tăng trong bộ chỉ số Nikkei 225. Cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest tăng 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, khi tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế nước này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,27% xuống 2.848,77 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,26% xuống 3.313,14 điểm.

Morgan Stanley tiếp tục làm khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, sau khi cắt giảm mục tiêu đối với chỉ số MSCI Trung Quốc xuống 56 điểm từ mức 56,7 điểm vào tháng 6/2025.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, với Xiaomi và AIA tăng tích cực nhờ báo cáo kết quả kinh doanh lạc quan.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,44% lên 17.641,00 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,34% lên 6.224,24 điểm.

Chỉ số công nghệ tăng 0,8% với Xiaomi tăng 8,3% sau khi báo cáo doanh thu quý vừa qua tăng 32% lên 88,9 tỷ nhân dân tệ (12,4 tỷ USD Mỹ) nhờ doanh số bán điện thoại thông minh và xe điện tăng mạnh mẽ.

Công ty bảo hiểm AIA tăng 4,7% sau khi lợi nhuận nửa đầu năm tăng vọt 53% trong bối cảnh người dân Đại lục tăng cường mua bảo hiểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng cũng nhờ tác động tích cực từ biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed cho thấy phần lớn các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc cắt giảm lãi suất vào tháng tới.

Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 6,54 điểm, tương đương 0,24% lên 2.606,67 điểm.

Kết thúc phiên 22/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 259,21 điểm (+0,68%), lên 38.211,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,81 điểm (-0,27%), xuống 2.848,77 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 249,99 điểm (+1,44%), lên 17.641,00 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 6,54 điểm (+0,24%), lên 2.707,67 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Những vấn đề đáng lưu tâm phía sau biến động CASA

Chỉ số CASA của ngành ngân hàng tiếp tục phục hồi mạnh trong quý II/2024, qua đó, góp phần giảm thiểu chi phí vốn đầu vào của các ngân hàng. Tuy nhiên, sự biến động mạnh của tỷ lệ CASA trong thời gian qua cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm..>> Chi tiết

- Cổ phiếu chứng khoán về vùng hấp dẫn

Mức P/B toàn ngành chứng khoán đang về vùng đáy của năm 2023, mở ra cơ hội đón đầu sóng phục hồi ở quý cuối năm cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Fed nhất trí một số thay đổi mở đường cho cắt giảm lãi suất

Sau những tranh luận kỹ càng tại cuộc họp chính sách vào cuối tháng 7, các quan chức Fed đã nhất trí với một số thay đổi chính sách quan trọng, mở đường cho việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan