VN-Index đứng tham chiếu
Nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong phiên sáng, và là nguyên nhân khiến thị trường bị kéo giảm sau mỗi nhịp hồi phục. VN-Index dao động trong biên độ hẹp trong suốt cả phiên.
Bước sang phiên chiều, dòng tiền tham gia nhỏ giọt trong khi áp lực bán vẫn khá lớn. Sắc đỏ luôn chiếm áp đảo trên bảng điện tử, nhưng nhờ VNM và VIC khởi sắc đã đưa chỉ số tránh được 1 phiên giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu khi công nghiệp đua nhau giảm sâu, trong đó, SZL, D2D, BII cùng nằm sàn, IDV giảm 6,4%, NTC giảm 6% …
YEG ấy lại sắc tím, dư mua trần 24.670 đơn vị. Trái lại, FTM vẫn chìm trong những ngày đen tối, giảm sàn thứ 17 liên tiếp, dư bán sàn gần 7,18 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,85 triệu đơn vị, giá trị tmua ròng 363,2 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/9: VN-Index đứng ở mức 974,12 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,06%), xuống 100,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,48%), xuống 56,49 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ vừa công bố cho thấy, trong tháng 9, nên kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 130.000 việc làm, thấp hơn mức kỳ vọng 158.000 việc làm.
Trong khi thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,4% trong tháng trước với mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2, nhưng mức tăng hàng năm giảm xuống còn 3,2% từ mức 3,3% trong tháng 7.
Dữ liệu này củng cố thêm kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng Fed sẽ giảm lãi suất lần thứ 2 trong năm nay trong cuộc họp diễn ra sắp tới.
Trong tuần, Dow Jones tăng 1,49%, S&P 500 tăng 1,79% và Nasdaq Composite tăng 1,76%.
Kết thúc phiên 6/9, chỉ số Dow Jones tăng 69,31 điểm (+0,26%), lên 26.797,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,71 điểm (+0,09%), lên 2.978,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 13,75 điểm (-0,17%), xuống 8.103,07 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, được hỗ trợ bởi kỳ vọng sự kích thích từ các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,56% lên 21.318,42 điểm. Topix tăng 0,91% lên 1.551,11 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 2/8.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã đón nhận tích cực từ việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) nhằm giải phóng thanh khoản để cải thiện nền kinh tế đang chậm lại.
Tâm lý cũng được cải thiện khi Chủ tịch Fed cho biết, Fed sẽ tiếp tục hành động một phù hợp để duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, sau khi SBI Holdings và Shimane Bank công bố kế hoạch liên kết vốn. Theo đó, Shimane Bank, vốn tăng kịch trần +16,4% trong phiên trước đã tiếp tục tăng thêm 1,6%, còn SBI Holdings +1,2%.
Các ngân hàng được hưởng lợi có Tsukuba Bank tăng 9,8%, Tochigi Bank tăng 9,2% và Kochi Bank tăng 4,6%.
Chứng khoán Trung Quốc khởi sắc, sau khi Ngân hàng trung ương công bố cắt giảm tỷ lệ dự trưc bắt buộc (RRR), qua đó, giải phóng hơn 900 tỷ nhân dân tệ (126,19 tỷ USD) nhằm kích thích kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,84% lên 3.024,74 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,62% lên 3.972,95 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu bởi tình trạng bạo lực gia tăng tại thành phố.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,04% xuống 26.681,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,13% xuống 10.417,39 điểm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,52% lên 2.019,55 điểm, khi các nhà đầu tư kỳ vọng biện pháp nới lỏng chính sách mới nhất của Trung Quốc sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Seoul cho các đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Kết thúc phiên 9/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 118,85 điểm (+0,56%), lên 21.318,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,14 điểm (+0,74%), lên 3.024,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 9,39 điểm (-0,04%), xuống 26.681,40 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng giảm mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm 12,2 USD xuống 1.506,5 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã chưa có điều chỉnh đáng kể nào, và dao động nhẹ quanh 1.510 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,75 - 42,12 triệu đồng/lượng, giảm 350.000 đồng/lượng chiều ra so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.132 đồng, giảm 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Quản lý FinTech thận trọng, dẫn tới phát triển... tự do!Có ý kiến cho rằng, Việt Nam quá thận trọng khi xây dựng chính sách quản lý các doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) nên nhiều hoạt động đang bị bỏ ngỏ, dẫn tới phát triển… tự do..>> Chi tiết
- Những mã tăng giá trên 50% kể từ đầu năm
Thống kê cho thấy, sàn chứng khoán có không ít mã cổ phiếu tăng giá, mức tăng từ 50% đến 3 con số kể từ đầu năm đến nay..>> Chi tiết
- Cổ phiếu phân bón chờ “cú huých” chính sách
Thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, chi phí sản xuất đầu vào tăng, trong khi đầu ra chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với phân bón nhập khẩu tiếp tục khiến các doanh nghiệp phân bón gặp khó trong nửa đầu năm 2019, thị giá cổ phiếu trên thị trường cũng liên tục suy giảm..>> Chi tiết
- Trạng thái tích lũy vẫn còn tiếp diễn
Thanh khoản rất yếu trong những phiên gần đây cho thấy sự thờ ơ của nhà đầu tư khi thị trường không có chất xúc tác tích cực, cũng như tâm lý e ngại rủi ro với những thông tin khó lường từ quốc tế..>> Chi tiết
- CNY giảm giá, xuất khẩu của Việt Nam chưa chịu nhiều áp lực
CNY đang trong xu hướng giảm và dự báo đến cuối năm nay có thể mất 5,75% giá trị so đầu năm..>> Chi tiết
- Chuyên gia CSIS: Trung Quốc sẽ không vội vàng thỏa hiệp với Mỹ
Scott Kennedy, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, tình hình "khá ổn định" của nền kinh tế Trung Quốc cho phép Bắc Kinh không thực hiện những "thỏa hiệp khủng khiếp" với Washington trong cuộc chiến thương mại..>> Chi tiết