Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 17/6 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 67,95 – 68,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 23,3 USD lên mức 1.857,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhẹ về 1.830 USD/ounce và giằng co nhẹ, trước khi đảo chiều giảm về gần 1.820 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,34 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.089 đồng/USD, giảm 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 – 23.380 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng giảm về 20.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã hồi phục nhẹ và lên trên 20.900 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,16 USD (+0,99%), lên 118,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,15 USD (+0,96%), lên 120,96 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lao dốc
Chứng khoán Việt Nam đã đồng loạt lao dốc mạnh hòa cùng bối cảnh giới đầu tư trên toàn thế giới đang tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu.
Áp lực bán mạnh cũng diễn ra trên diện rộng VN-Index đã có những nhịp giảm sâu về test mốc 1.200 điểm Tuy nhiên, ngay khi thủng vùng giá này, lực cầu gia tăng đã giúp VN-Index bật ngược đi lên và đã hồi hơn 20 điểm trước khi lùi nhẹ khi bước vào đợt khớp lệnh ATC.
Thị trường bật hồi khá tốt về cuối phiên chính là nhờ MSN và GAS lần lượt tăng 5,7% và tăng 4,7%.
Nhóm chứng khoán vẫn diễn biến tiêu cực với phân nửa số mã nằm sàn như SSI, VND, FTS, CTS, BSI, AGR, APG, VIX…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 19,96 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 337,52 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/6: VN-Index giảm 19,33 điểm (-1,56%) xuống 1.217,3 điểm; HNX-Index giảm 7,71 điểm (-2,68%) xuống 280,06 điểm; UpCoM-Index giảm 2,15 điểm (-2,41%) xuống 87,1 điểm
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Năm (16/6), với một đợt bán tháo trên diện rộng do lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng sau các động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhằm dập tắt lạm phát.
Đợt tăng lãi suất bất ngờ của Thụy Sĩ lần đầu tiên trong 15 năm và Anh với lần thứ 5 kể từ tháng 12/2021 mới được thông báo đã làm dấy lên lo ngại rằng, những nỗ lực của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể trên toàn thế giới hoặc tệ hơn là rơi vào suy thoái.
Hy vọng Fed có thể tạo ra một cú hạ cánh kinh tế mềm đang tắt dần và các nhà phân tích của Wells Fargo hiện nhận thấy nguy cơ suy thoái kinh tế đã lớn hơn 50%. Trong khi các ngân hàng khác cũng đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái gia tăng bao gồm Deutsche Bank và Morgan Stanley.
Kết thúc phiên 16/6, chỉ số Dow Jones giảm 741,46 điểm (-2,42%), xuống 29.927,07 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 123,22 điểm (-3,25%), xuống 3.666,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 453,06 điểm (-4,08%), xuống 10.646,10 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm và ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong hơn hai năm, ảnh hưởng bởi đà sự lao dốc của Phố Wall, ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì kích thích lớn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,77% xuống 25,963,00 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 12/5 và giảm 6,6% trong tuần, mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 3/4/2020.
Chỉ số Topix mất 1,71% xuống 1,835,90 điểm và giảm 5,5% trong tuần.
Shogo Maekawa, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management cho biết: “Chỉ số Nikkei 225 phiên này hãm bớt đà rơi sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên chính sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là đồng yên sẽ tiếp tục suy yếu so với đồng USD và điều đó là tích cực đối với các công ty Nhật Bản, vốn dựa nhiều vào xuất khẩu”.
Phiên này, cổ phiếu lớn về công nghệ dẫn đầu đà giảm trên Nikkei 225, với nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 5,04% và nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest giảm 4,09%, còn SoftBank Group giảm 4,24%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng và ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp đi lên, bất chấp đợt bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu do lo ngại về việc tăng lãi suất, khi các nhà đầu tư bắt đầu thấy chính sách tiền tệ ôn hòa của Bắc Kinh.
Đóng cửa, Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,96% lên 3.316,79 điểm. Chỉ số CIS300 bluechip tăng 1,39% lên 4.309,04 điểm, mức cao nhất trong ba tháng và tăng ba tuần tăng liên tiếp.
Alexander Treves, người đứng đầu chuyên gia đầu tư, cổ phiếu châu Á tại JP Morgan Asset Management cho biết: “Sau một thời gian thắt chặt quy định, giờ đây, chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi chính sách đang được thực hiện để thay đổi trọng tâm khỏi việc hạn chế bỏ đòn bẩy và giảm rủi ro, và hướng tới ổn định kinh tế và phát triển thị trường vốn”,
Chứng khoán Trung Quốc cũng được hưởng lợi nhờ dòng tiền nước ngoài, khi các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 17,4 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu của Trung Quốc, nâng tổng lượng mua trong tháng này lên 58,67 tỷ nhân dân tệ, đảo ngược dòng tiền đi ra trong những tháng đầu năm.
Chứng khoán Hồng Kông nhích lên, nhờ sự lạc quan về nới lỏng tiền tệ và kích thích tài khóa của Bắc Kinh sẽ che chắn cho thị trường, trong bối cảnh nhiều nơi chịu áp lực bán tháo.
Đóng cửa, Hang Seng tăng 1,1% lên 21.075,00 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,49% lên 7.367,68 điểm.
Phiên này cổ phiếu công nghệ tăng 2,3% và trở thành nhóm cổ phiếu nâng đỡ lớn nhất với những tên tuổi lớn như JD.com tăng 6,1%, Meituan tăng 5,2%, Alibaba tăng 2,1%, Tập đoàn AIA tăng 2,2%, Haidilao và Xiaomi đều tăng hơn 3,6%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần 5 tháng, khi một loạt các đợt tăng lãi suất trên toàn cầu trong tuần này làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 10,48 điểm, tương đương 0,43% xuống 2.440,93 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 6/11/2022 và chỉ số này giảm 5,97% trong tuần, mức một tuần mạnh nhất kể từ cuối tháng 1/2022.
Trong số các cổ phiếu lớn, công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics giảm 1,81% và SK Hynix giảm 1,03%, còn nhà sản xuất pin LG Energy Solution mất 0,35%.
Kết thúc phiên 17/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 468,20 điểm (-1,77%), xuống 25.963,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,40 điểm (+0,96%), lên 3.316,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 229,57 điểm (+1,10%), lên 21.075,00 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 10,48 điểm (-0,43%), xuống 2.440,93 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- “Giữ” hay “bỏ” room tín dụng?
Room tín dụng là câu chuyện luôn được các thành viên thị trường quan tâm bởi tác động to lớn đến phát triển kinh tế và kiềm chế lạm phát..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp đổ xô mua lại trái phiếu trước hạn
Việc thắt chặt thị trường trái phiếu khiến các doanh nghiệp đua nhau tất toán sớm trái phiếu, dè dặt trong phát hành trái phiếu mới huy động vốn..>> Chi tiết
- Soi tìm nhóm cổ phiếu có sức “đề kháng” cao với lạm phát
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phản ứng mạnh trước thông tin lạm phát cao khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay tăng lãi suất. Vậy nhóm cổ phiếu nào ít chịu tác động của lạm phát? Nhóm nào nên quan sát trong nửa cuối năm?..>> Chi tiết
- Đãi cổ đất tìm “vàng”
Trong bối cảnh chịu áp lực điều chỉnh chung của thị trường chứng khoán và khó khăn riêng của ngành bất động sản, vẫn có cơ hội tốt cho nhà đầu tư có khẩu vị ưa thích “cổ đất”..>> Chi tiết
- Fed hạ dự báo kinh tế Mỹ sau quyết định tăng lãi suất bất thường
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lãi suất cao nhất trong 28 năm..>> Chi tiết