Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 24/6 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 67,80 – 68,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm 15,7 USD xuống mức 1.822,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 1.830 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,18 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.105 đồng/USD, tăng 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 – 23.390 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên mốc 21.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và rung lắc quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,29 USD (+1,24%), lên 105,56 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,24 USD (+1,13%), lên 111,29 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index chững lại
Sau phiên giao dịch sáng khá ảm đạm bởi sự suy yếu của dòng tiền, thị trường trong phiên chiều không có thêm tín hiệu tích cực nào khi trạng thái “ru ngủ” vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng ở đợt khớp lệnh ATC đã đẩy nhiều cổ phiếu lớn bé đảo chiều khiến VN-Index mất điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục có phiên thứ 2 liên tiếp ở mức cực thấp, chỉ đạt hơn 10.000 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn có nhiều mã duy trì sức nóng, điển hình là họ FLC. Bộ tứ FLC gồm FLC, ROS, HAI, AMD đều trong trạng thái dư mua trần.
Ngoài ra, một số mã khác như CIG, EVG, SAM, YEG, LCM, OGC đều kết phiên trong sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 7,72 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 350,62 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 24/6: VN-Index giảm 3,4 điểm (-0,29%), xuống 1.185,48 điểm; HNX-Index giảm 1,25 điểm (-0,45%), xuống 275,93 điểm; UpCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,47%), lên 87,1 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chính của Phố Wall tăng trong phiên thứ Năm (23/6), khi hiệu suất tích cực từ cổ phiếu phòng thủ và công nghệ đã bù đắp cho đà đi xuống của các nhóm nhạy cảm về kinh tế, bởi những lo ngại vẫn đeo bám về một cuộc suy thoái tiềm ẩn.
Giới đầu tư tiếp tục dồn sự chú ý đến ngày thứ hai ra điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome Powell và người đứng đầu Fed tiếp tục cam kết trong việc kiềm chế lạm phát là "vô điều kiện", nhưng cũng cảnh báo đi kèm là nguy cơ khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và cũng lưu ý rằng suy thoái kinh tế “có thể xảy ra”, một lo ngại tiếp tục gây áp lực lên Phố Wall.
Các nhóm phòng thủ được coi là địa chỉ an toàn hơn với ngành tiện ích tăng 2,4%, chăm sóc sức khỏe tăng 2,2% và bất động sản tăng 2%.
Lĩnh vực công nghệ tăng 1,4%, với những tên tuổi lớn như Microsoft tăng 2,3% và Apple tăng 2,2%, Amazon tăng 3,2%...
Kết thúc phiên 23/6, chỉ số Dow Jones tăng 194,23 điểm (+0,64%), lên 30.677,36 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 35,84 điểm (+0,95%), lên 3.795,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 179,11 điểm (+1,62%), lên 11.232,19 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng, trong khi tâm lý thị trường cũng được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của ngân hàng trung ương trong nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,23% lên 26.491,97 điểm và tăng 2,04% trong tuần.
Chỉ số Topix tăng 0,81% lên 1.866,72 điểm và đánh dấu mức tăng 1,68% trong tuần.
Shigetoshi Kamada, tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết: “Những khoản lỗ gần đây của cổ phiếu trong nước là do lo ngại về suy thoái kinh tế do chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, nhưng môi trường của Nhật Bản thì khác. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang ở một vị trí thuận lợi. Nhưng liệu tình trạng này có tiếp diễn trong dài hạn hay không là điều đáng nghi ngờ và nó sẽ phụ thuộc vào hướng đi của lãi suất Mỹ”.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuần trước đã duy trì tỷ giá cực thấp, mặc dù một số ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã thắt chặt các chính sách để kiềm chế lạm phát gia tăng, gây lo ngại về một cuộc suy thoái tiềm tàng.
Phiên này, cổ phiếu các công ty công nghệ tăng mạnh với Tokyo Electron đã tăng 3,98% và tạo ra lực đẩy lớn nhất cho chỉ số Nikkei 225, theo sau là SoftBank Group tăng 2,37% và Daikin Industries tăng 3,44%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 và tăng tuần thứ tư liên tiếp, khi nước này tăng cường nỗ lực kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với việc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để giữ thanh khoản ổn định.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 08,9% lên 3.349,75 điểm. Chỉ số Csi 300 bluechip tăng 1,17% lên 4.394,77 điểm. ** Trong tuần, Chỉ số CSI300 tăng gần 2%
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bơm 60 tỷ nhân dân tệ (8,96 tỷ USD) vào khoản repos đảo ngược trong 7 ngày, khi nhu cầu tiền mặt vào cuối nửa đầu năm nay bắt đầu tăng lên.
Phiên này, cổ phiếu các công ty năng lượng mới tăng 2,2%, trong khi cổ phần trong lĩnh vực quốc phòng và du lịch tăng hơn 3% mỗi ngành.
Công ty sản xuất pin khổng lồ CATL của Trung Quốc đã tăng gần 5% khi họ sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm thế hệ mới nhất của mình vào năm sau, với hiệu suất cao hơn cho phép ô tô điện chạy quãng đường dài hơn trong mỗi lần sạc.
Chứng khoán Hồng Kông thêm một phiên tăng mạnh và cũng vẫn được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,09% lên 21.719,06 điểm và tăng 3,1% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterpises tăng 2,2% lên 7.629,06 điểm điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ được niêm yết Hồng Kông đã tăng 4,1%, trong đó gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba tăng 5,5%, trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy cuộc siết chặt các quy định với các công ty công nghệ của Trung Quốc đang giảm bớt.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt và ghi nhận phiên tăng mạnh nhất trong 16 tháng, mặc dù chỉ số chuẩn ghi nhận mức giảm thứ ba hàng tuần liên tiếp.
Chỉ số này đã giảm 3,05% trong tuần, là lần giảm thứ ba liên tiếp trong tuần.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 52,28 điểm, tương đương 2,26%, lên 2.366,60 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021, nhưng trong tuần vẫn để mất 3,05%.
Trong số các cổ phiếu lớn, Kakao tăng 6,6%, Naver tăng 5,8%, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 1,74% và SK Hynix tăng 1,55%, nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,25%.
Kết thúc phiên 24/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 320,72 điểm (+1,23%), lên 26.491,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 26,90 điểm (+0,89%), lên 3.349,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 445,19 điểm (+2,09%), lên 21.719,06 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 52,28 điểm (+2,26%), lên 2.366,60 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lạm phát và áp lực lãi suất
Lạm phát cao đang là vấn đề lớn của nền kinh tế toàn cầu và lạm phát ở Việt Nam dù trong tầm kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh. Câu hỏi được quan tâm lúc này là chính sách tiền tệ sẽ phản ứng thế nào?..>> Chi tiết
- Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp năm 2022 có thể đạt 15%
Các doanh nghiệp sản xuất đang cảm nhận rõ tác động từ giá chi phí và nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Dù vậy, các thành viên thị trường dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp năm 2022 trên 15% có thể đạt được..>> Chi tiết
- Tìm cơ hội trong dòng chảy thông tin
Với các nhà đầu tư chứng khoán, thông tin luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu và trong “biển” thông tin như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống “màng lọc” riêng sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý..>> Chi tiết
- Chuyên gia SHS: Nên hạn chế dùng margin và bắt đáy ở thời điểm này
Nhà đầu tư nên hạn chế dùng margin ở thời điểm này, đặc biệt các nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên hạn chế bắt đáy..>> Chi tiết
- Chủ tịch Fed khẳng định quyết tâm kìm hãm lạm phát
Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 22/6, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định, Fed quyết tâm kéo lạm phát xuống và có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đó..>> Chi tiết