VN-Index giảm thêm hơn 8 điểm
Lực bán tháo đầu phiên theo chứng khoán thế giới đã khiến VN-Index mất gần 15 điểm xuống dưới 960 điểm. Tuy nhiên, ở ngưỡng cản này, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã kéo VN-Index trở lại.
Trong phiên chiều, sắc đỏ vẫn bao trùm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy duy trì trì tốt giúp VN-Index không bị giảm sâu, mà duy trì quanh mức giá đóng cửa của phiên sáng.
Việc VN-Index không giảm sâu nhờ sự trở lại ấn tượng của VIC khi đảo chiều +1,53%. Ngoài ra, còn có đà tăng tốt của PNJ + 3,84%, ROS +1,42%...
Các mã lớn còn lại đều đồng loạt chìm trong sắc đỏ như HVN -3,12%, POW -3,24%, HDB -2,34%, PLX -2,85%, MSN -2,34%, BVH -2,04%, MBB -2,06%, VHM -2%...
Tâm điểm chú ý đến từ cặp cổ phiếu “chị em” ITA - KBC. ITA vọt lên mức trần, khớp 13,93 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. KBC +6,67% với 6,43 triệu đơn vị được khớp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 10 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 289,12 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/8: VN-Index giảm 8,54 điểm (-0,88%), xuống 964,61 điểm; HNX-Index giảm 1,02 điểm (-0,99%), xuống 101,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,11%), xuống 58,31 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong ngày đầu tuần, thị trường tài chính thế giới chao đảo khi đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất 10 năm so với đồng USD. Cùng với đó, Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng nhập thịt heo và nông sản của Mỹ.
Về phía Mỹ, sau khi Tổng thống Trump viết trên Twiter rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức đưa Trung Quốc vào những nước thao túng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên leo thang.
Sự leo thang đến mức nguy hiểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt là việc Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ đã khiến giới đầu tư trên thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, đồng loạt bán tháo trong phiên đầu tuần mới, đẩy phố Wall tiếp tục lao dốc với mức giảm tồi tệ nhất trong năm.
Trong đó, nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực nhất là cổ phiếu công nghệ, vốn rất nhạy cảm với cuộc chiến.
Kết thúc phiên 5/8, chỉ số Dow Jones giảm 767,27 điểm (-2,90%), xuống 25.717,74 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 87,31 điểm (-2,98%), xuống 2.844,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 278,03 điểm (-3,47%), xuống 7.726,04 điểm.
Thị trường châu Á tiếp tục lùi bước
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1 với dấu hiệu tăng tốc của một cuộc chiến kinh tế toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Washington chính thức tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Mặc dù vậy, khá may mắn là thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên, một phần do đồng nhân dân tệ của ổn định trở lại và lực mua bắt đáy dần xuất hiện.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,65% xuống 20.585,31 điểm, sau khi có thời điểm mất 2,94%. Topix giảm 0,44% xuống 1.499,23 điểm.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài một năm qua đã chuyển sang hướng xấu hơn, khi Washington cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, bởi đã để đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Các công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nặng nề khi đồng yên tăng giá, lên mức cao nhất trong 33 tháng với Toyota Motor và Softbank, hai công ty lớn nhất có vốn hóa thị trường, lần lượt giảm 2,4% và 2,9%.
Điểm sáng trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua là Suntory Beverage & Food, tăng 5,1% sau khi lợi nhuận vượt dự báo thị trường.
Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đi xuống, khi đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, khiến Washington chính thức gán cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã sụt giảm tới 2,7% trong ba ngày qua, vượt qua mức tâm lý 7 nhân dân tệ/USD, khiến giới đầu tư sợ hãi rằng, tiền tệ đã thành một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngay trong ngày đã phát tín hiệu rằng, sẽ sớm ổn định đồng nội tệ hơn với việc thông báo thiết lập lại tỷ giá tiền tệ hàng ngày mạnh hơn và bán 30 tỷ nhân dân tệ (4,2 tỷ USD) trái phiếu tại Hồng Kông vào ngày 14/8.
Động thái này được cho là sẽ làm cạn kiệt thanh khoản nước ngoài, ngăn chặn bán khống đầu cơ và khiến đồng nhân dân tệ tăng trở lại.
Chính thông báo này đã khiến các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc và Hồng Kông hãm đà rơi sau cú giảm sốc khi mở cửa.
Theo đó, đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,56% xuống 2.777,56 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,07% xuống 3.636,33 điểm.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 0,67% xuống 25.976,24 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,69% xuống 10.012,24 điểm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,51% xuống 1.917,50 điểm, cũng bởi sự lo lắng về một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra.
Bộ Tài chính và cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc cho biết, sẽ thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế sự biến động của thị trường sau khi Mỹ tuyên bố Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc ba năm của nước này đã giảm xuống mức 1,185% sau khi chạm mức thấp nhất mọi thời đại là 1,172% vào thứ Hai trước đó.
Kết thúc phiên 6/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 134,98 điểm (-0,65%), xuống 20.585,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 43,94 điểm (-1,56%), xuống 2.777,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 175,08 điểm (-0,67%), xuống 25.976,24 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.310 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 230.000 đồng/lượng so với cuối này hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 40,50 - 40,82 triệu đồng/lượng, tăng thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.115 đồng, tăng 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.290 - 23.310 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Mỹ chính thức liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ
Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ, theo sự ủy quyền của Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Steven Mnuchin đã quyết định “Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.”.>> Chi tiết
- Xin giãn, hoãn các đợt thoái vốn “khủng”
ACV, Vietnam Airlines, Petrolimex là các doanh nghiệp lớn thuộc diện thoái vốn nhà nước giai đoạn 2019 - 2020, nhưng do có nhiều vấn đề phức tạp nên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất xin giãn, hoãn tiến độ thoái vốn, hoặc tái cấu trúc theo cách khác..>> Chi tiết
- Warren Buffett: Đừng bao giờ nghe lời chuyên gia khi đầu tư
Theo Buffett, chỉ nên đầu tư vào các công ty mà bạn có thể tự đánh giá chứ "đừng hỏi thợ làm đầu là tôi có cần cắt tóc không"..>> Chi tiết
- Hôm nay khai mạc Diễn đàn M&A lớn nhất Việt Nam
Diễn đàn M&A lớn nhất Việt Nam năm 2019 chính thức diễn ra vào chiều 6/8, với sự tham gia của 26 diễn giả và 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế..>> Chi tiết
- Thoái vốn 2019 - 2020 đối diện nhiều khó khăn
Phương án thoái vốn giai đoạn 2019 - 2020 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều khó khăn phát sinh có khả năng ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành cũng như nguồn thu cho ngân sách nhà nước..>> Chi tiết
- Mỹ - Trung thổi bùng nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Để nội tệ xuống thấp kỷ lục, Trung Quốc có thể đang ám chỉ sẵn sàng dùng tiền tệ làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ..>> Chi tiết