Thị trường tài chính 24h: Người trẻ Hàn Quốc nuôi mộng chơi chứng khoán mua nhà

Thị trường tài chính 24h: Người trẻ Hàn Quốc nuôi mộng chơi chứng khoán mua nhà

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng thêm hơn 6 điểm; Ngân hàng đau đầu với phát mãi tài sản; Giao dịch chứng khoán: Quỹ ngoại bất đồng; SCIC và những đợt thoái vốn “mang đến lại mang về”; Cuộc đua mà các bên đều thắng; Chứng khoán châu Á biến động nhẹ; Chứng khoán - giấc mộng đổi đời của giới trẻ Hàn Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 300.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,40 – 55,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 12,3 USD xuống 1.900,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp xuống dưới 1.880 USD/ounce, nhưng bật nhẹ lên trên 1.885 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Giá vàng tương lai giao tháng 10 trên sàn Comex New York giảm 15,3 USD xuống 1.884 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,04% xuống 93,95 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức là 23.213 đồng, tăng 13 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 - 23.280 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,13 USD (+0,33%), lên 39,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,19 USD (+0,46%), lên 41,91 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích hơn 6 điểm

Trong phiên sáng, lực cầu tốt ngay từ sớm đã đưa VN-Index leo lên gần 915 điểm, trước khi hạ nhiệt nhẹ sau đó.

Trong phiên chiều, thêm một lần VN-Index tiến tới thử thách mốc điểm trên nhờ nhóm bluechip quay trở lại cuộc đua, nhưng một vài mã không chung hướng đã khiến VN-Index chỉ lình xình, giao dịch đi ngang cho đến kết phiên.

Trong các mã vốn hóa lớn và bluechip đáng kể nhất là POW+ 4%. Tiếp đến là BHN +2,94%, PLX +2,38%, MWG +2,31%, MSN +2,03%...

Con sóng STB tan nhanh, sau phiên tăng trần hôm qua thì hôm nay chỉ còn +0,8%, với 24,8 triệu đơn vị được khớp.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HBC nổi bật, khi giữ được sắc tím khi đóng cửa +6,7%, khớp hơn 14 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 4,51 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 119,67 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/9: VN-Index tăng 6,31 điểm (+0,7%), lên 912,5 điểm; HNX-Index tăng 0,45 điểm (+0,34%), lên 132,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,5%), lên 60,96 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall hồi phục trong phiên ngày thứ Ba (22/9) khi giới đầu tư tìm kiếm sự ổn định và các chuẩn bị cho một thời kỳ biến động kéo dài của thị trường trước sự bất ổn chính trị ngày càng tăng ở Washington.

Trong phiên, nhóm cổ phiếu công nghệ đã trở lại, góp phần đáng kể vào đà tăng với Amazon tăng 5,7%, sau khi Bernstein nâng đánh giá lên mức "khả quan", với lý do hãng này sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ thu phí người dùng và những người bán hàng bên thứ ba, kể cả sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Cổ phiếu Microsoft, Apple, Alphabet và Facebook đều tăng hơn 1,6%.

Kết thúc phiên 22/9, chỉ số Dow Jones tăng 140,48 điểm (+0,52%), lên 27.288,18 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 34,51 điểm (+1,05%), lên 3.315,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 184,84 điểm (+1,71%), lên 10.963,64 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, với tâm lý đè nặng bởi lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu gia tăng và sự chậm trễ trong về gói kích thích tài chính của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,06% xuống 23.346,49 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,13% xuống 1.644,25 điểm.

Những lo ngại rằng nền kinh tế sẽ phải hứng chịu tác động xấu của một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ đã dội một gáo nước lạnh lên các cổ phiếu theo chu kỳ, chẳng hạn như các nhà sản xuất ô tô với Suzuki Motor giảm 3,6%, còn Honda Motor và Nissan Motor giảm lần lượt 2,8% và 3,2%.

Mặt khác, các nhà đầu tư đổ xô mua vào những cổ phiếu hưởng lợi khi người dân ở nhà nhiều hơn như các công ty game và internet với Bandai Namco tăng 3,4% và Cyber ​​Agent tăng 6%.

Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, sau khi nước này cho biết sẽ tăng tốc phát triển vắc-xin Covid-19.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,17% lên 3.279,71 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,36% lên 4.652,33 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe tăng 3%, sau khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) Trung Quốc cho biết, sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành chiến lược, bao gồm các lĩnh vực công nghệ lõi, phát triển đổi mới vắc-xin, thuốc thử chẩn đoán, xét nghiệm và thuốc kháng thể Covid-19.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng áp lực tâm lý vẫn đè nặng giới đầu khi căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung gia tăng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,11% lên 23.742,51 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,19% xuống 9.558,78 điểm.

Quan hệ Trung-Mỹ vẫn là trọng tâm thị trường, sau khi Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng ,Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã "tung" COVID-19 ra thế giới. Bắc Kinh sau đó cáo buộc ông Trump "dối trá" và lợi dụng nền tảng của Liên Hợp Quốc để kích động đối đầu.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như đi ngang, khi cổ phiếu công nghệ tăng điểm về cuối phiên đã bù đắp cho áp lực bán trong phiên sáng.

Lĩnh vực công nghệ đã nâng đỡ thị trường với gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix tăng lần lượt 0,7% và 2,8%.

Thị trường ít có phản ứng với thông tin quốc hội nước này đã thông qua gói ngân sách bổ sung 7,8 nghìn tỷ won (6,7 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, vốn đang phải đóng cửa hàng loạt do các quy định về giãn cách xã hội chặt chẽ.

Kết thúc phiên 23/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 13,81 điểm (-0,06%), xuống 23.346,49 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,41 điểm (+0,17%), lên 3.279,71 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 25,66 điểm (+0,11%), lên 23.742,51 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 0,65 điểm (+0,03%), lên 2.333,24 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng đau đầu với phát mãi tài sản

Năm 2020 là thời điểm đến hạn tất toán trái phiếu VAMC, nhưng các ngân hàng đang gặp khó trong việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ..>> Chi tiết

- Giao dịch chứng khoán: Quỹ ngoại bất đồng

Hai tháng qua, các quỹ ETF ngoại có xu hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng các quỹ đầu tư chủ động (active funds) có động thái bán ròng..>> Chi tiết

- SCIC và những đợt thoái vốn “mang đến lại mang về”

Các đợt thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) liên tiếp ế ẩm, nhiều lô cổ phần chào bán nhiều lần vẫn không được nhà đầu tư ngó ngàng..>> Chi tiết

- Cuộc đua mà các bên đều thắng

Cứ mỗi lần 2 sở giao dịch công bố thị phần môi giới quý, những tên tuổi công ty chứng khoán (CTCK) vào, ra lại được cập nhật nhanh chóng trên các mặt báo..>> Chi tiết

- Chứng khoán - giấc mộng đổi đời của giới trẻ Hàn Quốc

Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan, giới trẻ Hàn Quốc đang coi chứng khoán là con đường nhanh nhất để đổi đời..>> Chi tiết

Tin bài liên quan