Thị trường tài chính 24h: Lực cầu thận trọng từ nhà đầu tư chứng khoán

Thị trường tài chính 24h: Lực cầu thận trọng từ nhà đầu tư chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index ít thay đổi; Dòng tiền chờ đợi; Chờ đợi sự “thay máu” dòng tiền; Thị trường cần thêm động lực; Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 2/12 giảm 500.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 82,80 – 85,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 12,8 USD lên 2.650,35 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi về dưới 2.640 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,29 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.240 đồng/USD, giảm 11 đồng so với ngày cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.149 – 25.452 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ 96.800 USD lên 97.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã đảo chiều giảm khá mạnh vào cuối ngày về 94.900 USD/BTC.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,63 USD (+0,93%), lên 68,63 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,65 USD (+0,90%), lên 72,49 USD/thùng.

VN-Index tăng không đáng kể

Sau ít phút đầu mở cửa tăng điểm nhẹ, VN-Index đã thoái lui và rơi về trạng thái cũ khi giằng co, rung lắc với biên độ hẹp quanh tham chiếu, đi kèm với đó là thanh khoản tắc nghẽn.

Thị trường khép lại phiên đầu tiên của tháng 12 với mức tăng chưa được 1 điểm trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” khi số mã giảm trên bảng điện tử chiếm ưu thế so với số mã tăng. Giá trị giao dịch tiếp tục ở mức thấp, chỉ đạt gần 12.000 tỷ đồng, cho thấy lực cầu thận trọng từ nhà đầu tư.

Kết thúc phiên giao dịch 2/12: VN-Index tăng 0,75 điểm (+0,06%), lên 1.251,21 điểm; HNX-Index tăng 0,68 điểm (+0,3%), lên 225,32 điểm; UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,32%), xuống 92,44 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (29/11), ghi nhận tháng tăng tốt nhất kể từ đầu năm.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 1,4%, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều tăng 1,1%.

Trong tháng 11, Dow Jones tăng 7,5%, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 5,7% và 6,2%.

Kết thúc phiên 29/11: Chỉ số Dow Jones tăng 188,59 điểm (+0,42%), lên 44.910,65 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 33,64 điểm (+0,56%), lên 6.032,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 157,69 điểm (+0,83%), lên 19.218,17 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng, với động lực từ nhóm cổ phiếu tài chính.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,80% lên 38.513,02 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,27% lên 2.714,72 điểm.

Cổ phiếu tài chính tăng do kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách trong tháng này, với chỉ số ngân hàng tăng 2,54% để dẫn đầu 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Đáng chú ý khác là cổ phiếu chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo là Fast Retailing có thời điểm giảm khá mạnh, khi đang phải đối mặt với một cơn bão chỉ trích ở Trung Quốc, do một báo cáo từ BBC dẫn lời CEO của Fast Retailing nói rằng công ty không có nguồn bông từ khu vực Tân Cương.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, được thúc đẩy bởi dữ liệu sản xuất đáng khích lệ và kỳ vọng về sự hỗ trợ chính sách tiếp theo từ Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,13% lên 3.363,98 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,79% lên 3.947,63 điểm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất từ Caixin, một cuộc khảo sát về tâm lý của các chủ nhà máy Trung Quốc đã tăng lên 51,5 điểm vào tháng 11 từ mức 50,3 điểm của tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 6.

Động lực kinh tế rõ ràng được cải thiện nhờ hỗ trợ chính sách”, các nhà phân tích của Citi cho biết. Hỗ trợ chính sách trong nước sẽ là điều cần thiết khi những cơn gió ngược bên ngoài bắt đầu xuất hiện và các chính sách tiền tệ và tài khóa vẫn sẽ hướng đến hỗ trợ tiêu dùng, họ nói thêm.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ tâm lý giới đầu tư được cải thiện, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trong tháng thứ hai lên mức cao nhất trong năm tháng vào tháng 11.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,56% lên 19.532,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,79% lên 7.001,56 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc đảo chiều giảm, ngay cả khi sau có đề xuất của cơ quan quản lý tài chính về việc sửa đổi luật nhằm tăng cường bảo vệ cho các cổ đông thiểu số.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,432 điểm, tương đương 0,06% xuống 2.454,48 điểm.

Ủy ban Dịch vụ Tài chính cho biết họ sẽ làm việc với đảng cầm quyền để đưa ra một dự luật sửa đổi của Đạo luật Thương mại nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các cổ đông thiểu số.

Kết thúc phiên 2/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 304,99 điểm (+0,80%), lên 38.513,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 37,53 điểm (+1,13%), lên 3.363,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 108,58 điểm (+0,56%), lên 19.532,19 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 1,43 điểm (-0,06%), xuống 2.454,48 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Dòng tiền chờ đợi

Dòng tiền tuần qua không được kích hoạt khi nhiều nhóm cổ phiếu mang tính đại diện chủ chốt của thị trường chưa cho tín hiệu tạo điểm cân bằng, giá trị giao dịch trung bình vẫn ở mức thấp..>> Chi tiết

- Chờ đợi sự “thay máu” dòng tiền

Thị trường vừa có thêm một tuần hồi phục, VN-Index chạm tới ngưỡng cản 1.250 điểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh không có nhóm ngành lớn dẫn dắt, bài toán bứt phá để thoát khỏi xu hướng giảm vẫn còn nan giải..>> Chi tiết

- Thị trường cần thêm động lực

VN-Index đóng cửa tuần qua không có nhiều điểm đáng chú ý, tính trong giai đoạn gần đây chỉ số đã có 6 lần chinh phục vùng 1.300 điểm và gặp áp lực bán rất mạnh, liên tục chinh phục và thất bại..>> Chi tiết

- Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm

Ngành sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng trong tháng 11/2024 nhưng đã chậm hơn tháng trước, vì cầu thế giới giảm, việc làm cũng giảm tháng thứ hai liên tiếp..>> Chi tiết

Tin bài liên quan