Thị trường tài chính 24h: Lực cầu sẽ là chìa khóa để trả lời đâu là đáy của VN-Index

Thị trường tài chính 24h: Lực cầu sẽ là chìa khóa để trả lời đâu là đáy của VN-Index

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lao dốc; Lợi nhuận ngân hàng tăng, nhưng cổ phiếu “vua” mất điểm; Bắt đáy là mạo hiểm; Theo dấu chân VN-Index; Dòng tiền vào chứng khoán vẫn dè dặt; Chứng khoán châu Á giảm khá mạnh; OPEC+ đạt được thoả thuận tăng nguồn cung dầu từ tháng 8…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/7 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,90 – 57,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 17,2 USD xuống 1.812,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục sụt giảm và đã về gần vùng quanh 1.800 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,30% lên 92,96 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.195 đồng, tăng 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,71 USD (-2,38%), xuống 70,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,65 USD (-2,66%), xuống 71,63 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua chạm 31.600 USD thì sang phiên hôm nay đã nhích dần lên, nhưng áp lực bán mạnh về cuối ngày đã kéo đồng tiền này lùi về gần 31.300 USD /BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Lực cầu yếu, VN-Index mất hơn 55 điểm

Dịch bệnh chỉ là cái cớ, nhưng không đủ mạnh để những người nắm giữ bán ra bằng mọi giá. Lý do lớn nhất nằm ở lực cầu, khi yếu đi từ 2 phiên cuối tuần trước bất chấp chỉ số đã tăng lên.

Phiên hôm nay khi giá giảm, có lúc giảm mạnh, lực cầu như đề cập không xuất hiện. Trong phiên ATC, lực mua vào có mạnh lên đôi chút nhưng cũng chỉ giúp thanh khoản toàn sàn HOSE đạt gần 22.000 tỷ đồng, ở mức thấp so với giai đoạn trước.

Dòng tiền mua vào tiếp tục giảm thì đáy thị trường vẫn còn rất xa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 7,82 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 107,08 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 19/7: VN-Index giảm 55,8 điểm (-4,29%), xuống mức 1.243,51 điểm; HNX-Index giảm 15,7 điểm (-5,1%), xuống 292,06 điểm; UpCoM-Index giảm 2,74 điểm (-3,21%), xuống 82,59 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Sáu (16/7), sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy tâm lý người tiêu dùng bất ổn đã làm lu mờ báo cáo doanh số bán lẻ mạnh mẽ trong ngày cuối tuần.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do đại học Michigan khảo sát và công bố giảm xuống mức 80,8 trong tháng 7 từ mức 85,5 của tháng, mức thấp nhất tính từ tháng 2/2021. Theo một cuộc khảo sát của Wall Street Journal, các nhà kinh tế kỳ vọng chỉ số sẽ đạt 86,3.

Theo giới quan sát, lạm phát đang gây thêm áp lực lên mức sống, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, đối với các hộ gia đình có thu nhập cao, các khoản chi tiêu lớn cũng bị trì hoãn.

Kết thúc tuần, Dow Jones giảm 0,52%, S&P 500 giảm 0,97%, Nasdaq Composite giảm 1,87%.

Kết thúc phiên 16/7, chỉ số Dow Jones giảm 299,17 điểm (-0,86%), xuống 34.687,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 32,87 điểm (-0,75%), xuống 4.327,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 115,90 điểm (-0,80%), xuống 14.427,24 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm khá mạnh, do tâm lý bị ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiếu công nghệ và những lo lắng về sự lây lan của biến thể Delta tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,25% xuống 27.652,74 điểm và thủng mốc MA200 là 27.672 điểm lần đầu tiên kể từ đầu năm ngoái.

Chỉ số Topix mất 1,3% xuống 1.907,13 điểm, với 32 chỉ số phụ mất điểm, ngoại trừ lĩnh vực dược phẩm.

Tâm lý thị trường bị tổn thương bởi thông tin, đã có 3 vận động viên tham dự Olyimpic đã dương tính với Covid-19 ở Tokyo ngay trước thềm khai mạc.

Hôm nay, các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn giảm mạnh nhất, sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ lao dốc vào phiên cuối tuần trước với chỉ số Philadelphia chạm mức thấp nhất trong một tháng.

Theo đó, Taiyo Yuden mất 3,63%, Sumco giảm 4,1%. Tokyo Electron giảm 2,09% và Advantest giảm 1,4%.

Chỉ số bluechip của Trung Quốc tăng, được thúc đẩy bởi các công ty chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng.

Đóng cửa, Shanghai Composite ít thay đổi ở mức 3.539,12 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,37% lên 5.113,49 điểm.

Cổ phiếu các công ty chăm sóc sức khỏe là động lực lớn nhất, với chỉ số phụ theo dõi lĩnh vực này tăng 2,27% trong ngày.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, khi các nhà đầu tư lo ngại về sự kìm hãm đối với cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,84% xuống 27.489,78 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,91% xuống 9.958,56 điểm.

Cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã bị vùi dập, sau khi một tòa án Thượng Hải vào cuối tuần trước đã lên một danh sách "các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh điển hình" liên quan đến các công ty bao gồm Tencent, Baidu và Alipay của Alibaba.

Cổ phiếu Tencent Holdings Ltd giảm 2,57%, Alibaba Group Holding Ltd giảm 3,25% và Baidu Inc giảm 3,79%, Meituan giảm 5,02%.

Đáng chú ý khác là cổ phiếu của China Evergrande Group giảm 16,2%, sau khi cho biết đang có kế hoạch khởi kiện một đơn vị của Ngân hàng Guangfa Trung Quốc, sau khi bị đóng băng khoản vay cho một dự án của họ.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do các cổ phiếu lớn công nghệ kéo lùi, khi áp lực lạm phát ngày càng tăng và lo ngại về sự gia tăng các trường hợp nhiễm mới Covid-19.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1% xuống 3.244,04 điểm.

Gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 1%, SK Hynix giảm 2,06%. Người khổng lồ Internet Naver và nhà sản xuất pin LG Chem lần lượt giảm 0,89% và 0,97%.

Tại Hàn Quốc, các hạn chế xã hội để ngừa Covid-19 đã cứng rắn hơn với việc mở rộng phạm vi ra bên ngoài khu vực thủ đô Seoul, khi nước này đang đấu tranh để kiềm chế đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất.

Kết thúc phiên 19/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 350,34 điểm (-1,25%), xuống 27.652,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,18 điểm (-0,00%), xuống 3.539,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 514,90 điểm (-1,84%), xuống 27.489,78 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 32,87 điểm (-1,00%), xuống 3.244,04 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng tăng, nhưng cổ phiếu “vua” mất điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có nhiều phiên giảm điểm trong tuần qua, thậm chí không ít mã giảm kịch sàn, cho dù kết quả kinh doanh rất khả quan trong nửa đầu năm nay..>> Chi tiết

- Bắt đáy là mạo hiểm

Thị trường đã “xanh” trở lại, nhưng ông Dương Văn Chung, Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1, Công ty Chứng khoán MB cho rằng, động thái bắt đáy lúc này như “bắt dao rơi”. Nhà đầu tư nên quan sát kỹ thị trường trong vòng 2 tuần tới rồi mới quyết định có mua tiếp hay không..>> Chi tiết

- Theo dấu chân VN-Index

Soi chiếu với lý thuyết xác định xu hướng thị trường thì đợt giảm điểm của chỉ số VN-Index vừa qua có thể chỉ là nhịp điều chỉnh bình thường..>> Chi tiết

- Dòng tiền vào chứng khoán vẫn dè dặt

VN-Index 2 phiên cuối tuần qua tăng điểm, nhiều nhà đầu tư lạc quan trở lại, nhưng việc bắt đáy được nhận định có rủi ro cao hơn cơ hội..>> Chi tiết

- OPEC+ đạt được thoả thuận tăng nguồn cung dầu từ tháng 8

Hôm Chủ nhật (18/7), các bộ trưởng OPEC+ đã đồng ý tăng nguồn cung dầu từ tháng 8 để hạ nhiệt giá dầu khi giá đã leo lên mức cao nhất trong hơn 2 năm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19..>> Chi tiết

Tin bài liên quan