Thị trường tài chính 24h: Lợi nhuận ngành ngân hàng trở nên khó dự đoán

Thị trường tài chính 24h: Lợi nhuận ngành ngân hàng trở nên khó dự đoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh nhẹ; Xu hướng lợi nhuận ngân hàng, từ góc nhìn cấu trúc chi phí; Đợi nhóm bất động sản “tỉnh giấc”; Chủ tịch Fed: Việc giữ lãi suất cao quá lâu có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/7 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,77 USD lên 2.364 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích thêm đôi chút và lên trên 2.370 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,09 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.247 đồng/USD, tăng 5 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.239 – 25.459 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 55.800 USD lên 57.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục hồi phục và lên hơn 59.000 USD, trước khi lùi về 58.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,25 USD (+0,31%), lên 81,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,17 USD (+0,25%), lên 84,87 USD/thùng.

VN-Index điều chỉnh nhẹ

Thị trường trong phiên sáng đã có thời điểm tiếp cận mốc kháng cự tâm lý 1.300 điểm, nhưng đã bị đẩy về dưới tham chiếu trong phiên chiều, thậm chí lực bán chốt lời đột ngột xuất hiện khiến VN-Index giảm nhanh về vùng 1.285 điểm khi đóng cửa.

Mặc dù vậy, lực bán không quá mạnh và bên mua cũng không dám xuống tiền trong bối cảnh xu hướng thị trường thiếu động lực như hiện nay khiến thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 18,7 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 1.045,52 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/7: VN-Index giảm 7,77 điểm (-0,60%), xuống 1.285,94 điểm; HNX-Index giảm 1,12 điểm (-0,46%), xuống 244,54 điểm; UPCoM-Index giảm 0,55 điểm (-0,56%), xuống 98,7 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Ba (9/7), sau khi chủ tịch Fed cảnh báo về việc lãi suất giữ ở mức cao có thể tổn thương nền kinh tế.

Ông Powell cho biết việc giữ lãi suất ở mức cao quá lâu có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế, dường như ám chỉ rằng ngân hàng trung ương đang xem xét áp dụng lập trường ít hạn chế hơn.

Ông Powell sẽ tiếp tục có phiên điều trần trong tuần này trước Quốc hội Mỹ vào ngày 10/07 trước Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.

Kết thúc phiên 9/7: Chỉ số Dow Jones giảm 52,82 điểm (-0,13%), xuống 39.291,79 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,13 điểm (+0,07%), lên 5.576,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 25,55 điểm (+0,14%), lên 18.429,29 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi cổ phiếu tài chính hoạt động tốt hơn và các nhà đầu tư mở vị thế mới, kỳ vọng vào đợt tăng tiếp theo của thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,61% lên 41.831,99 điểm. Chỉ số tăng 0,47% lên 2.909,20 điểm.

Các cổ phiếu lớn tăng giá giúp Nikkei 225 bật lên, với Fast Retailing tăng 1,4% và SoftBank Group tăng 0,8%.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tài chính dẫn đầu đà tăng, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có cuộc họp với những đại diện thị trường trái phiếu lần thứ hai trong tuần này.

Theo đó, các công ty bảo hiểm tăng 3,5%, trong khi chứng khoán tăng 1,3% và ngân hàng tăng 1,3%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng của nước này không đạt kỳ vọng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,68% xuống 2.939,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,32% xuống 3.428,97 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức tăng 0,3% trong tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 0,8% trong tháng 6 và ghi nhận tháng giảm thứ 21 liên tiếp.

"Nguy cơ giảm phát vẫn chưa phai nhạt ở Trung Quốc. Nhu cầu trong nước vẫn yếu. Lập trường chính sách tài khóa và tiền tệ không mở rộng. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ cần sự phục hồi của nhu cầu trong nước để thúc đẩy nền kinh tế”, Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management ở Hồng Kông, cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi dữ liệu lạm phát yếu tại Đại lục khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,30% xuống 17.471,23 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,39% xuống 6.250,93 điểm.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là Baidu, khi tăng hơn 10% sau khi lĩnh vực taxi không người lái của hãng này ở Vũ Hán bắt đầu trở nên phổ biến nhanh chóng.

Cổ phiếu này cũng nhận được sự thúc đẩy từ các báo cáo truyền thông rằng thủ đô Bắc Kinh sẽ hỗ trợ đưa robotaxis vào các dịch vụ gọi xe.

Chứng khoán Hàn Quốc ít thay đổi, khi giới đầu tư thận trọng theo dõi các sự kiện chính sách tiền tệ trong và ngoài nước đang hoặc sắp diễn ra.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,61 điểm, tương đương 0,02% lên 2.867,99 điểm.

Sự kiện được mong chờ nhất là việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ họp về lãi suất vào thứ Năm.

Thống đốc BOK, ông Rhee Chang-yong cho biết hôm thứ Ba rằng, một trong những chủ đề chính để thảo luận vào thứ Năm sẽ là những tác động nào sẽ xảy ra nếu việc cắt giảm lãi suất ảnh hưởng đến đồng won.

Kết thúc phiên 10/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 251,82 điểm (+0,61%), lên 41.831,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 20,01 điểm (-0,68%), xuống 2.939,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 51,56 điểm (-0,29%), xuống 17.471,67 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,61 điểm (+0,02%), lên 2.867,99 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Xu hướng lợi nhuận ngân hàng, từ góc nhìn cấu trúc chi phí

Ngành ngân hàng vẫn đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng chưa bao giờ lợi nhuận của ngân hàng lại trở nên khó dự đoán và tiềm ẩn rủi ro như hiện tại..>> Chi tiết

- Đợi nhóm bất động sản “tỉnh giấc”

Cổ phiếu NTL của Lideco dao động quanh giá 2x suốt thời gian dài nhưng đã vụt tăng mạnh mẽ, lên mức gấp đôi sau khi Công ty mở bán đợt 1 Dự án Khu đô thị Bãi Muối (Hạ Long) thành công, thu về lợi nhuận ròng gần 500 tỷ đồng..>> Chi tiết

- Chủ tịch Fed: Việc giữ lãi suất cao quá lâu có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế

Hôm thứ Ba (9/7), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã bày tỏ lo ngại rằng việc giữ lãi suất quá cao trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế..>> Chi tiết

Tin bài liên quan