Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 67,85 – 68,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 26,8 USD xuống 1.738,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên trên 1.740 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,84 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.178 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.210 – 23.490 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua nhích lên 20.500 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,74 USD (+0,75%), lên 99,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,79 USD (+0,78%), lên 101,48 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng gần 17 điểm
Nhóm cổ phiếu nhà VIC vốn chỉ lình xình quanh tham chiếu trong suốt cả phiên đã bất ngờ nhảy vọt ở những phút cuối và cùng VCB đã đóng góp cho VN-Index hơn một nửa số điểm tích cực của phiên này.
Dù chỉ số biến động tăng hay giảm, nhưng có một sự đồng nhất đó là thanh khoản của thị trường đang ở mức khá thấp 2 năm trở lại đây. Điều tích cực của thanh khoản thấp cho thấy lực bán đang giảm đi, nhưng ngược lại cũng cho thấy động lực thị trường tăng mạnh sẽ chưa sớm xảy ra, kỳ vọng phù hợp là sideway hoặc có nhịp tăng ngắn hạn.
Có một thông tin tích cực dù không còn mới đó là cơ quan quản lý sắp áp dụng T+2, điều này đang được kỳ vọng giúp thanh khoản được cải thiện thời gian tới.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 13 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 481,6 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/7: VN-Index tăng 16,87 điểm (+1,47%), lên 1.166,48 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,02%), xuống 271,86 điểm; UpCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,18%), lên 86,38 điểm
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ Tư (6/7), sau khi biên bản cuộc họp gần nhất của Fed cho thấy sự cứng rắn của cơ quan này về việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Biên bản cuộc họp trong tháng 6 vừa qua của Fed mới được công bố cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã nhắc lại việc họ sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất để giảm áp lực của lạm phát và trong cuộc họp trong cuối tháng 7 này có thể chứng kiến động thái nâng lãi suất thêm 0,5% đến 0,75%.
Hiện các nhà giao dịch sẽ hướng sự chú ý vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 dự kiến được công bố vào thứ Sáu.
Kết thúc phiên 6/7, chỉ số Dow Jones tăng 69,86 điểm (+0,23%), lên 31.037,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,69 điểm (+0,36%), lên 3.845,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 39,61 điểm (+0,35%), lên 11.361,85 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các nhà đầu tư tiếp tục tìm mua các cổ phiếu công nghệ đã giảm mạnh trong đợt bán tháo gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,47% lên 26.490,53 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,42% lên 1.882,33 điểm.
Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Tokyo Electron tăng 1,9% và đóng góp lớn nhất cho Nikkei 225, tiếp theo là nhà sản xuất robot Fanuc tăng 3,75% và hãng sản xuất điều hòa Daikin Industries tăng 2,81%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu các hãng hàng không và đường sắt lần lượt giảm 0,52% và 0,36%, trong bối cảnh gia tăng các trường hợp nhiễm mới Covid-19 trên toàn cầu.
Ở những nơi khác, cổ phiếu Aeon đã tăng 9,88% để trở thành cổ phiếu tăng giá hàng đầu trên Nikkei 225 sau khi công bố mức lợi nhuận hàng quý kỷ lục.
Sumitomo Mitsui Trust Holdings tăng 1,34% sau khi công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào quỹ do Apollo Global Management điều hành.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà sản xuất ô tô áp dụng các biện pháp mới nhằm thúc đẩy doanh số, trong khi dữ liệu cho thấy dòng vốn nước ngoài cũng làm giảm bớt lo ngại về sự bùng phát Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,27% lên 3.364,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,44% lên 4.443,47 điểm.
Một chỉ số theo dõi các nhà sản xuất ô tô theo dõi chỉ số đã tăng 4,7% sau khi chính phủ Trung Quốc biết họ sẽ xem xét gia hạn giảm thuế đối với xe điện và vạch ra kế hoạch xây dựng nhiều trạm sạc hơn và khuyến khích giảm phí sạc.
Cổ phiếu xe năng lượng mới nhận ảnh hưởng tích cực và tăng vọt, trong đó nhà sản xuất ô tô điện BYD tăng 4%.
Tâm lý thị trường cũng được nâng lên nhờ dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho thấy 9,1 tỷ USD dòng vốn nước ngoài đã đổ vào thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tháng 6 đầu năm.
Dữ liệu về dòng chảy đã giúp giảm bớt lo ngại về các đợt bùng phát Covid-19 mới ở Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông đảo chiều tăng, nhờ đà đi lên của của các nhà sản xuất ô tô khi Trung Quốc công bố các biện pháp mới để thúc đẩy doanh số.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,26% lên 21.643,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,09% xuống 7.538,98 điểm.
Cổ phiếu của Geely Automobile đã dẫn đầu sự gia tăng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông nhờ chính sách kích thích mới của Bắc Kinh.
Geely và Great Wall Motor đều tăng hơn 6%, trong khi Wuling Motors và BYD Co cũng có mức tăng vững chắc.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ sự thúc đẩy của nhóm cổ phiếu chip, khi các nhà đầu tư lạc quan với kết quả kinh doanh quý II của Samsung Electronics.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 42,26 điểm, tương đương 1,84% lên 2.334,27 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2020 trong phiên trước đó.
Cổ phiếu Samsung Electronics tăng 3,19%, mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng 4, sau khi gã khổng lồ công nghệ đạt được lợi nhuận quý II tốt nhất trong bốn năm, nhờ doanh số bán chip nhớ cho khách hàng máy chủ mạnh mẽ, mặc dù vẫn hơi thấp so với kỳ vọng của thị trường.
Kết thúc phiên 7/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 382,88 điểm (+1,47%), lên 26.490,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,05 điểm (+0,27%), lên 3.364,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 56,92 điểm (+0,26%), lên 21.643,58 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 42,26 điểm (+1,84%), lên 2.334,27 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nợ xấu ngân hàng sẽ tăng từ đầu tháng 7
Thông tư số 14/2021/TT-NNNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 hết hiệu lực từ đầu tháng 7/2022, khiến nợ xấu nổi rõ hơn..>> Chi tiết
- Chuyên gia chứng khoán đặt dấu hỏi về phiên lao dốc bất ngờ ngày 6/7, khuyên nhà đầu tư chưa vội bắt đáy
Chỉ số VN-Index giảm điểm thủng đáy 1.160 điểm, đóng cửa thấp nhất phiên ở mức 1.149 điểm. Đáng chú ý là sau 14h15, khối lượng khớp đột biến trên 84 triệu cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư đã sẵn sàng tâm lý để về 1.100 và xấu hơn là 900-950 điểm..>> Chi tiết
- Lợi nhuận công ty chứng khoán đi lùi cùng thị trường
Là ngành nhạy cảm với diễn biến thị trường, khối công ty chứng khoán dự báo sẽ có mùa báo cáo quý II kém tích cực..>> Chi tiết
- Tiền và chứng khoán sẽ về nhanh hơn
Sắp tới, thời gian chứng khoán mua và tiền bán chứng khoán về tài khoản sẽ nhanh hơn, giúp nhà đầu tư có thể sử dụng để giao dịch sớm hơn..>> Chi tiết
- Tiền tệ các thị trường mới nổi giảm giá mạnh so với đồng đô la
Các tiền tệ của thị trường mới nổi đang sụt giảm khi hai mối đe dọa là lãi suất Mỹ tăng và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến giới đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn như đồng đô la..>> Chi tiết