Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc gặp Mỹ-Trung cuối tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng hơn 8 điểm; Dòng tiền đầu tư có thực sự “ngồi yên” trong thời Covid?Lần thứ 4 kể từ năm 2000, chỉ báo Buffett cảnh báo rủi ro...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc gặp Mỹ-Trung cuối tuần này

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/8 tăng 160.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 750.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 460.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 53,18 – 55,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,9 USD lên 1.913,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên 1.950 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về quanh 1.930 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 6,8 USD xuống 1.930,7 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,39% xuống 93,08 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.215 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,12 USD (-0,28%), xuống 42,55 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,16 USD (-0,35%), xuống 45,27 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng lên trên 855 điểm

Trong phiên sáng, dưới sự hỗ trợ của các bluechip cùng dòng tiền đầu cơ tích cực, VN-Index tiếp tục đi lên và lên trên 850 điểm (mức điểm trước khi có ca nhiễm trở lại tại Đà Nẵng ngày 23/7 vừa qua).

Bước sang phiên chiều, lực cầu vẫn tỏ ra chiếm ưu thế giúp các chỉ số duy trì đà tăng ổn định và VN-Index chạm ngưỡng 855 điểm khi đóng cửa.

Nhóm VN30 có một số mã lớn tăng tốt như SAB +2,29%, VCB, VRE, BID, CTG, GAS tăng trong khoảng 1-2%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã tăng trần như OGC, EVG, FIT, TSC, HAP…, các mã nóng khác như HQC, ITA, DXG, HAG, FLC… cũng kết phiên trong sắc xanh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,88 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 173,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/8: VN-Index tăng 8,13 điểm (+0,96%), lên 855,05 điểm; HNX-Index tăng 0,76 điểm (+0,66%), lên 116,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,14%), lên 56,86 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tăng mạnh trong phiên thứ Tư (12/8), với S&P 500 tiến sát mức cao mọi thời đại đã xác lập hồi tháng 2/2020, khi các cổ phiếu công nghệ lớn phục hồi phần nào đà sụt giảm từ phiên trước đó.

Cổ phiếu Facebook, Amazon và Netflix đều tăng ít nhất 1,5% , còn cổ phiếu Alphabet cộng 1,8%. Cổ phiếu Microsoft và Apple đều vọt hơn 2,8%.

Tuy nhiên, những cổ phiếu được hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế lại nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu Carnival sụt 4%. Cổ phiếu PMorgan Chase, Bank of America và Citigroup cũng đều suy giảm.

Nhà đầu tư dường như cũng bớt lo ngại về gói kích thích kinh tế tiếp theo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Nhà Trắng sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ. 

Kết thúc phiên 12/8, chỉ số Dow Jones tăng 289,93 điểm (+1,05%), lên 27.976,84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 46,66 điểm (+1,40%), lên 3.380,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 229,42 điểm (+2,13%), lên 11.012,24 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đạt mức cao nhất gần 6 tháng, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, do kỳ vọng Washington sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế ngay cả khi cuộc đàm phán giữa các nhà lập pháp bị đình trệ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,78% lên 23.249,61 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/2 và gần như đã phục hồi thiệt hại kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Chỉ số Topix rộng hơn đã tăng 1,16% lên 1.624,15 điểm.

Cổ phiếu công nghệ, bao gồm cả cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn tăng cao với hy vọng về nhu cầu chip gia tăng đến công nghệ mới, chẳng hạn như 5G, sau khi các công ty cùng ngành trên toàn cầu tăng mạnh.

Theo đó, Tokyo Electron tăng 3,1% và Murata Manufacturing, tăng 2,6%.

Các nhà sản xuất máy chi tiết tăng 3,23% với Olympus tăng 3,9% lên mức cao kỷ lục, trong khi Terumo tăng 4,5%.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co và đóng cửa gần như không đổi, khi giới đầu tư thận trọng trước cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ-Trung cuối tuần này để đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,04% lên 3.320,73 điểm. Chỉ số bluechip CSI300 giảm 0,26% xuống 4.635,71 điểm.

Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu của CanSino Biologics, Công ty có trụ sở tại Thiên Tân đang nghiên cứu một loại vắc xin COVID-19 tiềm năng, đã tăng tới 127% trong phiên chào sàn trên thị trường Star.

Chứng khoán Hồng Kông cũng gần như không đổi, do sự thận trọng chiếm ưu thế trước cuộc họp quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc vào cuối tuần này để thảo luận về tiến độ của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết vào tháng 1, Trung Quốc cam kết tăng cường mua hàng hóa của Mỹ thêm khoảng 200 tỷ USD, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, năng lượng và dịch vụ...

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,05% xuống 25.230,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,28% lên 10,244,60 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc ngày hôm nay ghi nhận chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6, khi các nhà đầu tư tin tưởng vào hy vọng vào các gói kích thích mới tại Mỹ.

Shin Joong-ho, một nhà phân tích của eBest Investment & Securities cho biết, lạm phát Mỹ tăng mạnh bất ngờ làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh hơn và thị trường có niềm tin mạnh mẽ rằng các chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.

Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 405,65 điểm (+1,78%), lên 23.239,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,46 điểm (+0,04%), lên 3.320,73 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 13,35 điểm (-0,05%), xuống 25.230,67 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 5,18 điểm (+0,21%), lên 2.437,53 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nhiều ngân hàng nhỏ được chấp thuận tăng vốn

Nhằm đáp ứng lộ trình nâng cao năng lực tài chính và chuẩn Basel II, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong nhiều năm nay, song vẫn khó triển khai thành công..>> Chi tiết

Doanh nghiệp mía đường chông chênh hồi phục

Sau nhiều năm suy giảm, lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường niêm yết đã phục hồi trong niên độ tài chính 2019/2020. Tuy vậy, triển vọng duy trì tăng trưởng đang chịu nhiều thách thức..>> Chi tiết

Dòng tiền đầu tư có thực sự “ngồi yên” trong thời Covid?

So với thời điểm bùng phát đại dịch SARS, Ebola cách đây 10-15 năm, nền kinh tế hiện nay đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều, phần đông nhà đầu tư đều có xu hướng “đãi cát tìm vàng” để những đồng tiền đầu tư của mình đạt được phần nào lợi nhuận kỳ vọng vào thời điểm dịch Covid -19 bùng phát..>> Chi tiết

Lần thứ 4 kể từ năm 2000, chỉ báo Buffett cảnh báo rủi ro

Được giới đầu tư biết đến với cái tên là chỉ báo Buffett, thước đo đơn giản dự trên tổng vốn hoá thị trường của tất cả các cổ phiếu của Mỹ so với GDP của quốc gia..>> Chi tiết

Tin bài liên quan