Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 14/12 tăng 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 72,30 – 74,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 47,7 USD lên 2.027,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng lên 2.040 USD, trước khi lùi nhẹ về gần ngưỡng 2.035 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,53 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.945 đồng/USD, giảm 9 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.080 – 24.420 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 41.800 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 43.000 USD, trước khi lùi nhẹ về 42.900 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,27 USD (+1,83%), lên 70,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,47 USD (+1,98%), lên 75,73 USD/thùng.
VN-Index giảm nhẹ
Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm với các chỉ số trên thị trường biến động hẹp, thị trường bước vào phiên chiều đã tiếp diễn xu hướng này và dù có thời điểm khiến nhà đầu tư giật mình, khi VN-Index về dưới 1.110 điểm, nhưng sau đó cũng đã nhanh chóng thu hẹp đà giảm, giữ được ngưỡng hỗ trợ gần này khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 16,23 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 329,96 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/12: VN-Index giảm 4,07 điểm (-0,37%), xuống 1.110,13 điểm; HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,52%), xuống 227,23 điểm; UpCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,15%), lên 85,22 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng vọt điểm vào thứ Tư (13/12), sau khi dữ liệu mới cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt và đặc biệt là Fed phát tín hiệu cắt giảm lãi suất.
Thị trường bắt đầu nhích lên khi báo cáo của Bộ Lao động cho thấy Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 11 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở hàng tháng, giá sản xuất không thay đổi so với tháng trước.
Đà tăng mạnh đã diễn ra sau đó, khi Fed thông báo giữ nguyên lãi suất lần thứ ba liên tiếp và đáng chú ý nhất là báo hiệu sẽ có ba đợt giảm lãi suất trong năm 2024, cao hơn nhiều so với dự báo hồi tháng 9/2023.
Kết thúc phiên 13/12: Chỉ số Dow Jones tăng 512,30 điểm (+1,40%), lên 37.090,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 69,39 điểm (+1,37%), lên 4.707,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 200,57 điểm (+1,38%), lên 14.733,96 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi cổ phiếu ô tô và ngân hàng suy yếu, sau tín hiệu chuẩn bị kết thúc chu kỳ thắt chặt của Fed đã thúc đẩy đồng yên tăng mạnh.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,73% xuống 32.686,25 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,43% xuống 2.321,35 điểm.
Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất trong bốn tháng rưỡi so với đồng USD, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn của Mỹ kéo dài đà giảm sau khi chạm mức thấp nhất kể tháng 8 đêm qua.
"Chứng khoán Nhật Bản giảm do sức mạnh của đồng yên và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm. Quyết định của Fed ôn hòa hơn”, Takehiko Masuzawa, người đứng đầu bộ phận giao dịch, Phillip Chứng khoán Nhật Bản, cho biết.
Ngành ô tô và phụ tùng ô tô mất 3,98%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 4/10, trở thành lĩnh vực tồi tệ nhất trong số 33 chỉ số phụ, với Toyota Motor mất 3,82% để trở thành lực cản lớn nhất trên Topix. Trong khi Honda Motor giảm 5%.
Ngành ngân hàng giảm 3,82% với Mitsubishi UFJ Financial và Sumitomo Mitsui Financial Group mất lần lượt 3,54% và 5,25%.
Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều giảm, sau khi dữ liệu tín dụng cho thấy nhu cầu trong nước vẫn yếu.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,33% xuống 2.958,99 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,52% xuống 3.351,96 điểm.
Tín dụng cho vay mới ở Trung Quốc tăng ít hơn dự kiến trong Tháng 11, ngay cả khi ngân hàng trung ương nước này đã giữ chính sách phù hợp với trọng tâm là hỗ trợ sự phục hồi nền kinh tế.
"Dữ liệu tín dụng và tiền tệ của tháng 11 khá khiêm tốn đáng thất vọng, và thành phần của dữ liệu tín dụng và cho vay tiếp tục cho thấy nhu cầu tín dụng chậm chạp", Goldman Sachs cho biết.
"Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng (bao gồm cắt giảm RRR nhiều hơn và cắt giảm lãi suất chính sách) trong bối cảnh áp lực giảm phát, nhu cầu tín dụng yếu và tâm lý yếu", Goldman Sachs cho biết thêm.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi Fed thông báo giữ nguyên lãi suất và báo hiệu khả năng cắt giảm lãi suất vào năm tới rõ ràng hơn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,07% lên 16.402,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,41% lên 5.573,53 điểm.
Ngân hàng trung ương trên thực tế của Hồng Kông đã giữ nguyên lãi suất theo hướng với Fed, tránh gây thêm áp lực lên các doanh nghiệp thành phố.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu công nghệ trong khi hoan nghênh gợi ý của Fed về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 33,52, tương đương 1,34% xuống 2.544,18 điểm.
Các nhà đầu tư đã mua các bluechip sau Fed quyết định giữ lãi suất không đổi và gợi ý rằng chiến dịch tăng lãi suất của họ có thể sắp kết thúc.
Kết thúc phiên 14/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 240,10 điểm (-0,73%), xuống 32.686,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,77 điểm (-0,33%), xuống 2.958,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 173,44 điểm (+1,07%), lên 16.402,19 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 33,52 điểm (+1,34%), lên 2.544,18 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Áp lực lãi vay tiêu dùng vẫn lớn
Vay tiêu dùng đang chịu áp lực nợ xấu cao nên lãi suất khó hạ bởi cần bù rủi ro, bất chấp mặt bằng lãi suất đã xuống rất thấp..>> Chi tiết
- Phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục được tái cấu trúc dựa trên 4 trụ cột chính: Cơ sở hàng hóa, tổ chức thị trường, cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán..>> Chi tiết
- Lập lại trật tự trên thị trường trái phiếu: Vai trò của “bàn tay hữu hình”
Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết để khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng những can thiệp chính sách thời gian qua đã phát huy tác dụng nhất định trong xử lý vấn đề nợ xấu trái phiếu của doanh nghiệp cũng như “phá băng” kênh huy động vốn này..>> Chi tiết
- Fed giữ nguyên lãi suất, lần đầu không đưa ra dự báo tăng lãi suất
Lần thứ ba liên tiếp trong năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất. Nhưng lần này, Fed phát đi tín hiệu rõ ràng rằng họ đã kết thúc chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ và dự kiến thực hiện một loạt đợt cắt giảm vào năm 2024..>> Chi tiết