VN-Index hồi phục
Thị trường bật mạnh những phút cuối trong phiên sáng nhờ nhóm bluechip trở lại với tâm điểm là VCB tiếp sức cho thị trường đi lên.
Tâm lý hưng phấn tiếp tục kéo sang phiên chiều đã kéo VN-Index lên ngưỡng 985 điểm. Tuy áp lực chốt lời đã quay trở lại, nhưng VN-Index trụ vững trên mốc 980 điểm khi đóng cửa.
VCB là điểm sáng của ngành ngân hàng khi tăng 3,4%. VNM nới rộng biên +1,8%. Ngoài ra, trợ lực còn có VIC +1%, VHM +0,6%, VRE +2,2%, ngoài ra, MSN +2,5%, MWG +1,9% …
Trái lại, nhóm dầu khí níu chân thị trường, với GAS -1,1%, PLX -0,2%, PVD -0,8%.
Nhóm ngành thép cũng chỉ còn duy nhất HSG, còn lại HPG- 1,7%, VIS -6,9%, POM -3%
Ở nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, SJF chịu áp lực chốt lời mạnh -6,9%. GAB cũng có phiên giảm sàn thứ 4 và dư bán sàn 898.030 đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,14 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 109,24 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/7: VN-Index tăng 6,29 điểm (+0,64%), lên 982,34 điểm; HNX-Index tăng 0,33 điểm (+0,31%), lên 107,07 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,22%), lên 57,54 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Năm, sau khi Chủ tịch Fed khu vực New York, John Williams, cho biết Cơ quan này cần “hành động nhanh chóng” khi nền kinh tế giảm tốc và lãi suất thấp. “Tốt hơn là thực hiện các biện pháp phòng ngừa hơn là chờ thảm họa xảy ra”.
Tuy nhiên, đà tăng của thị trường đã bị kìm hãm khi tiếp nhận một loạt kết quả lợi nhuận doanh nghiệp trái chiều.
Netflix giảm hơn 10% sau khi cho biết, số người đăng ký tại Mỹ bất ngờ sụt giảm cùng với tăng trưởng quốc tế chậm hơn dự báo.
IBM tích tắc giảm vào đầu phiên trước khi phục hồi sau khi công ty báo cáo doanh thu giảm 4 quý liên tiếp.
Morgan Stanley công bố kết quả quý II tốt hơn dự báo, chủ yếu nhờ các bộ phận quỹ và quản lý tài sản. Cổ phiếu này đã tăng 1,5%.
Cho đến nay, có hơn 12% số công ty thuộc S&P 500 báo cáo lợi nhuận quý II, dữ. Trong đó, có đến gần 84% công ty có lợi nhuận tốt hơn dự báo.
Kết thúc phiên 18/7, chỉ số Dow Jones tăng 3,12 điểm (+0,01%), lên 27.222,97 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,69 điểm (+0,36%), lên 2.995,11 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 22,04 điểm (+0,27%), lên 8.207,24 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản hồi phục mạnh mẽ, sau khi quan chức cấp cao của Fed củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tại Mỹ vào cuối tháng này.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2% lên 21.466,99 điểm. Mặc dù vậy, trong tuần, chỉ số này vẫn mất 1%. Topix tăng 1,94% lên 1.563,96 điểm.
“Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy phiên hồi phục kỹ thuật này sau ngày bán tháo hôm qua. Nhưng thanh khoản không được cải thiện, do nhiều nhà đầu tư đã chọn cách chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ các báo cáo thu nhập doanh nghiệp sắp tới”, ông Yasuo Sakuma, Giám đốc đầu tư của Libra Investments cho biết.
Theo đó, tổng giá trị giao dịch phiên này chỉ ở mức 1,93 nghìn tỷ yên, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình hàng ngày là 2,35 nghìn tỷ yên trong năm.
Lấy cảm hứng từ triển vọng tích cực của nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC, ngành chip Nhật Bản đã tăng điểm với Eclest Corp tăng 7,1%, Tokyo Electron Ltd 3,5% và Disco Corp 4,2%.
TSMC đã công bố lợi nhuận quý II giảm, nhưng cho biết nhu cầu có thể sẽ phục hồi trong phần còn lại của năm, đặc biệt là từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh.
Đáng chú ý nhất là Akebono Phanh Industry Co Ltd, tăng 20%, một ngày sau khi nhà sản xuất phụ tùng xe hơi đang gặp khó khăn cho biết, họ sẽ nhận được khoảng 185 triệu USD từ quỹ quay vòng của công ty để giúp tái cấu trúc.
Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng tăng tốt theo sau các thị trường khác trong khu vực, sau khi kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này gia tăng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,79% lên 2.924,20 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,05%,lên 3.807,96 điểm, Trong tuần, CSI300 và SSEC gần như không thay đổi.
Hang Seng-Index tăng 1,07% lên 28.765,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,16% lên 10.909,41 điểm.
Thêm thông tin tích cực là Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã thông báo nối lại các cuộc đàm phán thương mại, thậm Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đề nghị rằng 2 bên nên đàm phán trực tiếp.
Bên cạnh đó, tại thị trường đại lục, tâm lý giới đầu tư cũng được cải thiện, sau khi Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc cho biết họ đang xem xét tăng hoặc thậm chí loại bỏ hạn ngạch đầu tư xuyên biên giới QFII.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã tăng 1,35% lên 2.094,36 điểm, sau khi một người đứng đầu của Fed khuyến khích việc giảm lãi suất ngay vào cuối tháng này.
Việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ làm suy yếu đồng USD, tạo ra động lực ngắn hạn cho chứng khoán Hàn Quốc, Ryoo Yong-seok, nhà phân tích tại KB Securities cho biết.
Kết thúc phiên 19/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 420,75 điểm (+2,00%), lên 21.466,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,02 điểm (+0,79%), lên 2.924,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 303,74 điểm (+1,07%), lên 28.765,40 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC hạ nhiệt. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.310 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 580.000 đồng/lượng chiều mua vào và 630.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 39,60 - 39,92 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.065 đồng, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.190 - 23.310 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất quý III khó nổi sóng
Định hướng giảm tốc tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xuống khoảng 14% phần nào giảm áp lực tăng lãi suất của ngành ngân hàng..>> Chi tiết
- Cái giá của các doanh nghiệp cố “mông má” lên sàn
hông ít cổ phiếu giảm sàn ngay phiên giao dịch đầu tiên, nhưng trường hợp của IPH (CTCP In và phát hành biểu mẫu thống kê) quả là “hiếm có khó tìm”, khi “bốc hơi” tới... 164.400 đồng/cổ phiếu..>> Chi tiết
- Lên sàn, cuộc sàng lọc khắc nghiệt
Nửa đầu năm nay, số doanh nghiệp phải rời sàn niêm yết áp đảo số doanh nghiệp niêm yết mới..>> Chi tiết
- NTC, AAM, HND: Chông chênh thực lãi 6 tháng
Một số doanh nghiệp sớm công bố kết quả kinh doanh quý II và bán niên 2019 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Có không ít vấn đề cần lưu ý bên cạnh những con số tích cực được báo cáo...>> Chi tiết
- Đồng tiền điện tử của Facebook đối diện sóng gió lớn
Những ngày vừa qua, Facebook Inc liên tục đối diện với những chỉ trích tiêu cực từ các nhà quản lý vì dự án đồng tiền điện tử Libra của mình. Mặc dù vẫn giữ thái độ bình tĩnh, nhưng đứng giữa “làn đạn”, rủi ro với Libra là hiện hữu..>> Chi tiết