Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 20/6 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 67,85 – 68,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm 18 USD xuống mức 1.839,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.845 USD/ounce nhưng đã yếu đi sau đó và về dưới 1.840 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,39 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.092 đồng/USD, tăng 3 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 – 23.380 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng ở 20.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm để mất mốc 20.000 USD trước khi leo trở lại vùng gần 20.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,34 USD (+0,31%), lên 109,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,02 USD (-0,02%), xuống 113,10 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất thêm gần 37 điểm
Sau ít phút giằng co khi mở cửa, tâm lý thị trường trở nên bi quan hơn khiến VN-Index dần lùi bước và thậm chí đã thủng mốc hỗ trợ 1.200 điểm ngay trước giờ nghỉ trưa.
Các nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản đồng loạt đều giảm sâu và Áp lực bán mạnh tiếp diễn và dứt khoát diễn ra trên diện rộng khiến chỉ số tiếp tục lao dốc và để mất gần 37 điểm với gần 150 mã giảm sàn trên HOSE.
Các nhóm cổ phiếu như chứng khoán, bất động sản, thép la liệt nằm sàn. Trong đó, nhóm chứng khoán với SSI, HCM, VND, VCI, VIX, VDS, AGR, APG, BSI, CTS; nhóm thép với HPG, NKG, HSG, TLH, SMC; bất động sản với LCG, ITA, LDG, NLG, HDB, HHV, KHG, DPG, TEG, CIG, DXG, TCH, FLC…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 20,68 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 508,46 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/6: VN-Index giảm 36,9 điểm (-3,03%) xuống 1.180,4 điểm; HNX-Index giảm 12,14 điểm (-4,34%) xuống 267,92 điểm; UPCoM-Index giảm 1,66 điểm (-1,91%) xuống 85,44 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall nhích nhẹ trong phiên ngày thứ Sáu (17/6), nhưng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hai năm, do tâm lý thị trường bất an với khả năng suy thoái kinh tế ngày càng tăng.
Lạm phát tăng cao liên tục đã khiến các tâm lý giới đầu tư ngày một căng thẳng, khi Fed và hầu hết các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu chuyển hướng từ các chính sách tiền tệ nới lỏng sang các biện pháp thắt chặt, vốn sẽ khiến nền kinh tế chậm lại, có thể gây ra suy thoái.
Hôm thứ Sáu, Chủ tịch Fed Jerome Powell một lần nữa nhấn mạnh trọng tâm của ngân hàng trung ương là đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% khi phát biểu tại một hội nghị.
Trong tuần, chỉ số Dow mất 4,79%, mức giảm tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2020, S&P 500 mất 5,79%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020, và Nasdaq giảm 4,78%.
Kết thúc phiên 17/6, chỉ số Dow Jones giảm 38,29 điểm (-0,13%), xuống 29.888,78 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 31,40 điểm (+0,96%), lên 3.316,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 152,25 điểm (+1,43%), lên 10.798,35 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, với các cổ phiếu liên quan đến chip và năng lượng dẫn đầu đà đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,74% xuống 25,771,22 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 12/5. Chỉ số Topix giảm 0,92% xuống 1.818,94 điểm.
Chihiro Ohta, Trợ lý tổng giám đốc tại bộ phận nghiên cứu đầu tư và dịch vụ nhà đầu tư tại SMBC Nikko Securities cho biết: “Các chỉ số tăng điểm từ sớm trong phiên do nhà đầu tư tìm mua cổ phiếu giá rẻ, nhưng hoạt động giao dịch thu hẹp lại khi họ chật vật tìm kiếm tín hiệu mới của thị trường”.
Phiên này, cổ phiếu các nhà khai thác dầu đã để mất tới 9,13% và dẫn đầu sự sụt giảm trên 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, với Inpex mất 8,95%, các nhà lọc dầu giảm 5,5%, trong đó, Eneos Holdings Idemitsu Kosan giảm lần lượt 5,05% và 7,05%.
Các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng cũng góp phần kéo lùi thị trường vì lo ngại về việc lãi suất tăng ở nước ngoài, với Tokyo Electron giảm 5,2% Shin-Etsu Chemical giảm 6,39%.
Các nhà sản xuất vật liệu và máy móc hạng nặng Mitsubishi Heavy Industries Ltd giảm 9,18% và Kawasaki Heavy Industries mất 7,66%.
Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, khi các ngân hàng giữ nguyên lãi suất cho vay, trong khi các nhà phát triển bất động sản khởi sắc nhờ doanh số phục hồi sau khi các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu.
Đóng cửa, Shanghai Composite gần như không đổi ở mức 3.315,43 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,5% lên 4.330,43 điểm.
Trung Quốc đã ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn đối với các khoản cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình, như dự kiến vào thứ Hai.
Chỉ số bất động sản phiên này tăng tăng 3,1% là động lực chính cho thị trường.
Nomura cho biết, doanh số bán bất động sản tại 30 thành phố tại Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng vào tuần trước, với bốn thành phố cấp cao nhất ghi nhận khối lượng giao dịch cao hơn 20% -30% so với một năm trước và các thành phố cấp hai trung bình là 30%.
Chứng khoán Hồng Kông nhích lên cũng nhờ nhóm cổ phiếu bất động sản, sau tín hiệu tích cực từ Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,42% lên 21.163,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,43% lên 7.399,60 điểm.
Cổ phiếu các công ty bất động sản Đại lục niêm yết ở Hồng Kông phiên này là lực đẩy tốt nhất cho thị trường khi tăng tới 6,5%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, do do lo ngại ngày một tăng về một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 49,90 điểm, tương đương 2,04% xuống 2.391,03 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 4/11/2020.
Cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics và SK Hynix giảm lần lượt 1,84% và 1,97%. Hãng sản xuất pin LG Energy Solution cũng giảm 3,29%.
Kết thúc phiên 20/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 191,78 điểm (-0,74%), xuống 25.771,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,34 điểm (-0,04%), xuống 3.315,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 88,91 điểm (+0,42%), lên 21.163,91 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 49,90 điểm (-2,04%), xuống 2.391,03 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- "Chuyện khó nói" của ngân hàng
Các ngân hàng dù ghi nhận những con số lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng, nhưng cũng có không ít rủi ro, bất trắc và cần được hỗ trợ như các doanh nghiệp khác..>> Chi tiết
- "Nhặt nhạnh" cơ hội đầu tư trong downtrend
Diễn biến cổ phiếu một số ngành thiết yếu như điện, nước tuần qua phần nào cho thấy sự lựa chọn của dòng tiền trong bối cảnh thị trường giảm sâu và lo ngại lạm phát gia tăng. Nhưng dư địa ở nhóm này liệu còn hấp dẫn nhà đầu tư?..>> Chi tiết
- Đi tìm màu sắc mới
Khoảng 1,5 triệu tài khoản chứng khoán mới được mở trong năm 2021, nâng số tài khoản chứng khoán lên hơn 4 triệu, trong đó có rất nhiều nhà đầu tư F0 trẻ trung, chưa kể những nhà đầu tư Fn cũng luôn khát khao thông tin tài chính..>> Chi tiết
- Điểm sáng VN30
Thời điểm này, thị trường ghi nhận nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn giữ được nền hỗ trợ và thậm chí tăng trưởng vượt đỉnh cũ..>> Chi tiết
- Bức tranh màu xám của kinh tế toàn cầu
Nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu trước diễn biến lạm phát tiếp tục phi mã..>> Chi tiết